Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Ghé thăm phố đi bộ Nguyễn Huệ: “Trái tim” của thành phố “không ngủ”

Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Sài Gòn

Nếu Hà Nội có phố đi bộ hồ Gươm đông vui, nhiều hoạt động vào dịp cuối tuần thì TP. Hồ Chí Minh cũng có con phố đi bộ Nguyễn Huệ sầm uất không kém. Từ lâu, phố đi bộ Nguyễn Huệ đã trở thành một điểm đến không chỉ hấp dẫn khách du lịch mà còn với chính người dân địa phương, được ví như trái tim của thành phố năng động, nhộn nhịp này.

Con phố nằm tại đường huyết mạch nối liền trung tâm TP.Hồ Chí Minh với các quận ven sông Sài Gòn, có nhiều hạng mục tham quan nổi bật, thu hút người dân và du khách, góp phần tạo nên nhịp sống sôi động cho thành phố.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin để nếu có dịp du lịch Sài Gòn, bạn có thể ghé thăm phố đi bộ Nguyễn Huệ nhé!

Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Sài Gòn
Công trình được xây dựng với mục đích nhân kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh St

Một số nét về phố đi bộ Nguyễn Huệ

Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở đâu?

Con phố sầm uất này thuộc quận 1 nằm trên đường Nguyễn Huệ, thuộc địa phận quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, nối liền Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố với bờ sông Sài Gòn và bến Bạch Đằng.

Trước đó, phố đi bộ Nguyễn Huệ là đại lộ Nguyễn Huệ với 4 làn xe chạy. Đây cũng là một trong những con đường lớn và đẹp nhất của thành phố Hồ Chí Minh.

  • Xem thêm: Khám phá chợ Bến Thành: Khu chợ cổ trở thành biểu tượng của Sài Gòn

Sự ra đời của phố đi bộ Nguyễn Huệ

Công trình được khánh thành ngày 30/4/2015, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Con phố dài 670m, rộng 64m, một đầu nối từ phố Lê Thánh Tôn, một đầu kết nối với đường Tôn Đức Thắng phía sông Sài Gòn.

Trong dự án có nhiều hạng mục phải kể đến như: tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh phía trước UBND thành phố hay trung tâm điều khiển nhạc dưới nước… đã giúp nơi này có nhiều điểm nhấn ấn tượng và vô cùng hiện đại.

Trước kia, khu vực này là một con kênh dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định hay còn gọi là kênh Chợ Vải; sau đó được đổi tên thành kênh Cherner.

Do việc khai thác kênh quá mức khiến dòng nước ô nhiễm nặng, thực dân Pháp đã cho lấp kênh và gọi là đại lộ Cherner. Đến năm 1959, được đặt tên khác là đại lộ Nguyễn Huệ và sử dụng tên đó cho đến hôm nay.

Sự ra đời của phố đi bộ Nguyễn Huệ
Con phố nằm trên tuyến đường kết nối trung tâm thành phố và các quận, huyện ven sông Sài Gòn. Ảnh St

Thời gian mở cửa phố đi bộ Nguyễn Huệ

Không giống với phố đi bộ Hồ Gươm mở vào những ngày cuối tuần, phố đi bộ Nguyễn Huệ hoạt động hầu hết các ngày, từ thứ Hai đến Chủ nhật nhưng đông vui, náo nhiệt nhất vẫn là cuối tuần. Những sự kiện, hoạt động quan trọng đều được tổ chức các ngày này để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách.

Tuy nhiên, thời điểm này, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách cũng như chung tay ngăn chặn dịch bệnh, một số hoặt động, trưng bày, tham quan trên phố  đi bộ Nguyễn Huệ tạm thời đóng cửa.

  • Xem thêm: Khám phá nhà thờ Đức Bà: Kiệt tác kiến trúc gần 140 năm tuổi của đô thị Sài Gòn

Trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi đến phố đi bộ Nguyễn Huệ

Xem trình diễn âm nhạc

Những ngày cuối tuần, trên phố Nguyễn Huệ thường xuất hiện nhiều nhóm bạn trẻ có đam mê nghệ thuật giao lưu, biểu diễn với nhiều thể loại như hiphop hiện đại đến các bản guitar nhẹ nhàng, các bài hát tuổi trẻ…

Trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi đến phố đi bộ Nguyễn Huệ
Phố đi bộ Nguyễn Huệ đầu tư công trình nhạc nước vô cùng hiện đại phục vụ người dân và du khách. Ảnh St

Ngồi cà phê ngắm phố đi bộ từ trên cao

Những quán cà phê xung quanh phố đi bộ thường chọn những địa điểm có góc nhìn ấn tượng, giúp du khách có thể bao quát trọn vẹn con phố nhộn nhịp này.

Trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi đến phố đi bộ Nguyễn Huệ
Ngồi cà phê ngắm phố đi bộ từ trên cao. Ảnh St

“Hít thở” không gian thoáng mát phố đi bộ

Con phố được lát hoàn toàn bằng gạch Granite sạch bóng, cùng đài phun nước hiện đại, hệ thống cây xanh và hoa được bày trí khắp nơi… không rác thải, dây điện chằng chịt luôn khiến cho bầu không khí ở đây luôn thoáng đãng, mát mẻ. Bạn chỉ cần ngồi ở một góc nào đó, hóng gió, ngắm dòng người qua lại và tám chuyện, thư giãn cực kỳ thoải mái hoặc có thể đùa giỡn với những cột nước trắng xóa, cho bồ câu ăn…

Khám phá phố đi bộ giữa đêm

Phố đi bộ Nguyễn Huệ nhộn nhịp về đêm, đặc biệt là cuối tuần, tuy nhiên bạn nên trải nghiệm cảm giác ở phố sau 11h đêm, không gian vắng lặng, yên bình, dòng xe thưa thớt – một điều hiếm có ở thành phố “không ngủ” này.

3 điểm check -in phố đi bộ Nguyễn Huệ không nên bỏ lỡ

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh phía trước UBND thành phố, được đúc bằng hợp kim đồng, cao 7,2m, hướng về phía sông Sài Gòn. Hai bên tượng đài Bác có hai hồ sen, gợi nhắc về quê hương của Người. Xung quanh khu vực có các bồn hoa, cây cảnh được thiết kế hài hòa với đường phố và không gian đô thị.

3 điểm check -in phố đi bộ Nguyễn Huệ không nên bỏ lỡ
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ảnh Vne
  • Xem thêm: Khám phá Dinh Độc Lập: Biểu tượng hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ

Khu tổ hợp Saigon Garden

Saigon Garden – một khu tổ hợp đẹp và vô cùng sang trọng nằm sát bên phố đi bộ. Phía trước quán là hàng cây xanh bao phủ, bên trong là các nhà hàng, quán cà phê và khu mua sắm hiện đại cùng nhiều dịch vụ vui chơi hấp dẫn và là nơi cho ra đời những bức hình cực “so deep”.

Căn chung cư Nguyễn Huệ cạnh phố đi bộ

“Hồi sinh” sau khi phố đi bộ xuất hiện, căn chung cư số 42 cũ với lớp sơn tường đã bong tróc theo sự tàn phá của thời gian bỗng trở nên nổi “bần bật”, trở thành một địa điểm được giới trẻ đổ xô “săn lùng”. Tại đây, có rất nhiều quán cà phê, trà sữa, những quán ăn ngon… đặc biệt là những góc “sống ảo” cháy máy.

3 điểm check -in phố đi bộ Nguyễn Huệ không nên bỏ lỡ
Căn chung cư số 42 Nguyễn Huệ “hồi sinh” khi có sự xuất hiện của phố đi bộ. Ảnh Kênh 14

Một lưu ý nhỏ khi ghé thăm phố đi bộ Sài Gòn chính là hãy chú ý bảo vệ tư trang, tài sản của mình tránh bị móc túi, cướp giật bởi đây là một điểm thu hút rất nhiều người dân, giới trẻ và du khách./.

__

 

Loading...