Dinh Độc Lập Sài Gòn
Là một công trình do người Pháp xây dựng từ rất sớm, Dinh Độc Lập Sài Gòn có kiến trúc độc đáo và từng được xem là công thự đẹp nhất Á Đông. Nơi đây được coi là biểu tượng của hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam sau chiến thắng năm 1975, Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước.
Với ý nghĩa lịch sử quan trọng, Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn về lịch sử cũng các điểm tham quan tại Dinh Độc Lập Sài Gòn nhé.
Giới thiệu chung về Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập ở đâu?
Còn được biết đến với nhiều cái tên như: Dinh Thống Nhất, Dinh Toàn Quyền, Dinh Thống Đốc, Hội trường Thống Nhất, Dinh Norodom, Dinh Độc Lập được thiết kế bởi vị kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống chế độ Việt Nam cộng hòa.
Dinh Độc Lập nằm ở số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP.HCM. Mặt sau của Dinh Độc Lập là đường Huyền Trân Công Chúa, mặt trái là đường Nguyễn Thị Minh Khai và mặt phải là đường Nguyễn Du.
- Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn – Thành phố “không ngủ”
Hướng dẫn di chuyển
Nằm ở trung tâm Sài Gòn, di chuyển đến Dinh Độc Lập bạn sẽ có nhiều lựa chọn: Phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy hay xe buýt (001, 002, 03, 04, 05).
Thời gian mở cửa Dinh Độc Lập
Dinh mở cửa phục vụ du khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ, Tết (trừ những dịp trọng đại). Giờ tham quan buổi sáng từ 1h30 – 11h30, buổi chiều từ 13h – 17h. Nếu có ý định ghé thăm, bạn hãy sắp xếp thời gian hợp lý.
Dinh Độc Lập hiện nay có đang mở cửa
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID 19, Dinh tạm dừng đón khách từ ngày 28/5/2021. Thời gian mở cửa trở lại, các bạn có thể tham khảo trên website: https://dinhdoclap.gov.vn/
Giá vé tham quan Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập Thành phố Hồ Chí Minh có thu phí tham quan qua hình thức bán vé thời gian bán vé từ 7h30 – 11h30 (buổi sáng) và từ 13h – 16h (buổi chiều). Cụ thể:
GIÁ VÉ THAM QUAN DINH ĐỘC LẬP | |||
STT | LOẠI VÉ | ĐỐI TƯỢNG | THÀNH TIỀN |
1 | Vé tham quan Dinh Độc Lập | Người lớn | 40.000 VNĐ/người |
Sinh viên | 20.000 VNĐ/sinh viên | ||
Trẻ em | 10.000 VNĐ/trẻ em | ||
2 | Vé tham quan Trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập”
| Người lớn | 65.000đ/người |
Sinh viên | 45.000đ/người | ||
Trẻ em | 15.000đ/người |
- Xem thêm: Top 12 món ngon và đặc sản Sài Gòn làm quà hấp dẫn
Lịch sử Dinh Độc Lập
Vào năm 1867 – 1868, sau khi chiếm đóng 6 tỉnh Nam kỳ, Thống đốc Lagrandiere đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ tại Sài Gòn theo đồ án do vị kiến trúc sư Hermite phác thảo và được đặt tên là dinh Norodom.
Đến giai đoạn 1871 – 1887, dinh dành cho Thống đốc Nam kỳ nên gọi là Dinh Thống Đốc. Từ năm 1887 – 1945, các quan chức cao cấp thuộc địa Pháp sử dụng nơi này làm việc và lấy tên là Dinh Toàn Quyền.
Tháng 3/1945, Nhật lật đổ Pháp, Dinh trở thành nơi ở và làm việc của chính quyền Nhật, nhưng đến tháng 9/1945 Nhật thất bại, Dinh lại thuộc quyền sở hữu của Pháp. Sau đó, Pháp trao trả Dinh cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
Đến năm 1955 Dinh được đổi tên là Dinh Độc Lập. Từ đó, nó trở thành nơi ở của Tổng thống chế độ cũ – Việt Nam cộng hòa.
Năm 1962, Dinh bị đánh bom phá hủy không thể phục dựng lại nên Ngô Đình Diệm quyết định xây mới hoàn toàn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và khánh thành vào năm 1966.
Đến tháng 4/1975, Dinh Độc Lập một lần nữa trở thành nơi chứng kiến cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. Và khi lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bay phất phới trên nóc Dinh, cũng là thời điểm nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, chấm dứt hơn 20 năm chia cắt 2 miền Nam – Bắc, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Ngụy quyền do đế quốc Mỹ lập nên.
Tới năm 1976, Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, và được tôn vinh là 1 trong 10 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam (vào năm 2009).
- Xem thêm: Dự báo thời tiết TPHCM theo giờ, ngày mai, tự động cập nhật dành cho du lịch
Các điểm tham quan khi đến Dinh Độc Lập
Khu cố định
Khu cố định của Dinh Độc Lập có hơn 100 căn phòng được trang trí theo từng phong cách khác nhau, bao gồm các phòng làm việc của Tổng thống – Phó Tổng thống, phòng nội các, phòng đại yên, phòng khánh tiết, phòng ủy nhiệm thư, phòng trình quốc thư, phòng thông tin liên lạc, phòng ngủ của gia đình Tổng thống… Nổi bật trong đó phải kể đến:
- Phòng Khánh Tiết có sức chứa lên đến 500 người – nơi diễn ra các cuộc họp, chiêu đãi;
- Phòng Nội các – nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng
- Phòng tham mưu tác chiến – phòng thu nhận tin tức quan sự từ 4 vùng.
- Khu ở của gia đình Tổng thống: Người có thời gian sống lâu nhất là Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975).
- Thư viện trong Dinh Độc Lập: Nơi đây gồm nhiều tủ sách chứa rất nhiều sách, tài liệu nghiên cứu của các đời Tổng thống chế độ VNCH ngày xưa.
- Phòng tham mưu tác chiến: Đây là phòng thu nhận tin tức quân sự từ 4 vùng chiến thuật.
- Tầng hầm: Tầng hầm có đầy đủ các phòng truyền tin, phòng in ấn… nhằm bảo đảm việc phát lệnh của Tổng thống ra bên ngoài.
Khu chuyên đề
Địa điểm này trưng bày các chuyên đề như: Hiệp định Paris, chiến dịch Hồ Chí Minh qua tài liệu dự trữ; Đường Hồ Chí Minh qua các tài liệu của chính quyền Sài Gòn; các cuộc triển lãm ảnh,…
Khi tham quan, bạn không chỉ nhìn thấy những bức hình sống động thời kỳ trước mà còn tìm hiểu thêm về lịch sử ẩn đằng sau đó mà trong sách báo không có.
Đặc biệt, khu trưng bày “từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966” còn là nơi mô phỏng lại quá trình hình thành, xây dựng, những cột mốc quan trọng diễn ra ở Dinh.
Khu bổ sung
Là nơi trưng bày ảnh được tìm thấy và sưu tập sau này, Khu bổ sung chứa những bức ảnh do người dân lưu giữ từ các thời kháng chiến đến khi độc lập.
Những hiện vật lịch sử có giá trị
Rất nhiều hiện vật lịch sử là “minh chứng” cho các giai đoạn được lưu giữ tại Dinh Độc Lập. Trên nóc nhà của Dinh có chiếc trực thăng UH-1 của Nguyễn Văn Thiệu, bên cạnh là hai quả bom do phi công Nguyễn Thành Trung ném nổ.
Cùng với đó là chiếc xe Mercedes Benz 200 W110 mang biển số VN-13-78 của Đức, xe Jeep M152A2 dùng để chở vị Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam cộng hòa – Dương Văn Minh ra đài phát thanh Sài Gòn độc bản tuyên bố đầu hàng (30/4/1975) và các hiện vật khác như xe tăng 390, xe tăng 843, máy bay chiến đấu F5E… Chiếc trực thăng UH-1 của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Bên cạnh đó, tham quan Dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật như: Bức tranh sơn dầu miêu tả khung cảnh làng quê Việt Nam của Ngô Viết Thụ, bức tranh chị em Thúy Kiều, Thúy Vân gặp Kim Trọng trong ngày Tết Thanh minh,…
Những địa điểm tham quan gần Dinh Độc Lập
Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, gần Dinh Độc lập cũng có những địa điểm tham quan du khách không nên bỏ lỡ khi ghé thăm Sài Gòn, bao gồm:
- Bảo tàng chứng tích chiến tranh
- Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
- Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Phố đi bộ Nguyễn Huệ…
Lưu ý khi tham quan
- Ăn mặc lịch sự, không mặc những trang phục quá ngắn, hở hang.
- Không mang hành lý, đồ ăn thức uống, động vật, các loại vũ khí và chất gây cháy nổ vào bên trong
- Du khách phải chịu trách nhiệm nếu có những hành động gây tổn thất cho khu di tích.
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan