Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội
Là một minh chứng rõ nét cho cả một thời kì lịch sử khổ cực mà gian lao, nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội cũng biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người con Việt Nam yêu nước. Bên cạnh nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc, nhà tù Hỏa Lò được ví như “địa ngục trần gian” trong giai đoạn chiến tranh, gian khổ.
Sau hơn 120 năm kể từ ngày xây dựng, ngày nay, địa danh này đã trở thành điểm tham quan có ý nghĩa lịch sử, giáo dục về truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Đôi nét về nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội
Nhà tù Hỏa Lò ở đâu?
Nhà tù Hỏa Lò hay còn gọi là ngục Hỏa Lò, xưa có tên tiếng Pháp là Maison Centrale, có nghĩa là đề lao trung ương, còn tên tiếng việt là Ngục thất Hà Nội. Nhà tù nằm ở khu đất được giới hạn bởi bốn phố Hỏa Lò, Hai Bà Trưng, Quán Sứ và Thợ Nhuộm ở Hà Nội. Ngày nay, thuộc số 1, đường Hỏa Lò, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Xem thêm: Du lịch Hà Nội – 12 địa điểm, 5 đặc sản phải trải nghiệm khi đến Thủ đô nghìn năm Văn hiến
Thời gian mở cửa tham quan nhà tù Hỏa Lò
Thời gian mở cửa: Từ 8h00 – 17h00 tất cả các ngày, kể ngày lễ, tết nên bạn có thể chọn và sắp xếp một ngày phù hợp để đến.
Giá vé tham quan tại Nhà tù Hỏa Lò
BẢNG GIÁ VÉ THAM QUAN NHÀ TÙ HỎA LÒ | |||
STT | Đối tượng | Giá vé | Ghi chú |
1 | Người lớn (15 tuổi trở lên) | 30.000đ/người | |
2 |
| 15.000 đ/ người | Được giảm 50% giá vé |
3 |
| Miễn phí |
Đặc biệt, nhà tù Hỏa Lò kết hợp cùng công ty lữ hành tổ chức tour tham quan “Đêm linh thiêng – Sáng ngời tinh thần Việt” với giá niêm yết là 199.000 đồng/vé/người.
Kiến trúc nhà tù Hỏa Lò
Cuối thế kỷ 19, để tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã bổ sung hệ thống cảnh sát và nhà tù, trong đó phải kể đến nhà tù Hỏa Lò (xây dựng năm 1896). Nhà tù Hỏa Lò có quy mô và kiên cố bậc nhất tại Đông Dương với tổng diện tích ban đầu là 12.908m2, gồm hệ thống các hạng mục công trình sau:
- 1 nhà dùng cho việc canh gác
- 1 nhà dùng làm bệnh xá
- 1 nhà dùng làm nhà thương bố thí
- 2 nhà dùng để giam bị can (chưa thành án)
- 1 nhà dùng để làm phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da
- 5 nhà dùng để giam tù nhân đã thành án
- 4 trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm, tù nhân vi phạm nội quy nhà tù.
Năm 1954 sau khi giải phóng Miền Bắc, nhà nước quản lý nhà tù Hỏa Lò, dùng làm nơi giam giữ những người vi phạm pháp luật và tạm giam phi công Mỹ bị bắn rơi hay lính Mỹ bị bắt khi ném bom bắn phá Miền Bắc – Việt Nam.
Ngày nay, Hỏa Lò chỉ rộng hơn 2.400 m vuông, được giữ lại và bảo tồn nhằm phục vụ tham quan du lịch hay những ai muốn tìm hiểu và tận mắt chứng kiến nhà tù thực dân như thế nào.
Bao quanh nhà tù là một bức tường xây kiên cố bằng đá cao 4m, dày 0,5m, trên cắm mảnh chai và chăng dây điện áp cao thế để ngăn cản tù nhân vượt ngục.
Dưới chân tường phía trong là một vỉa hè rộng 3m dùng cho lính gác đi tuần tra xung quanh khu vực trại giam. Bốn góc có bốn tháp canh, có khả năng quan sát toàn bộ phía trong đường tuần tra và xung quanh phía ngoài nhà tù.
Những khung cảnh “rùng rợn” bên trong nhà tù Hỏa Lò
Máy chém
Trong suốt quãng thời gian hoạt động, nhà tù Hỏa Lò đã giam cầm và tra tấn biết bao chiến sĩ và nhà cách mạng, chúng dùng những thiết bị tra tấn, ép cung hết sức tàn nhẫn. Trong đó phải kể đến “cỗ máy chém”, một công cụ tra tấn đưa nhà tù Hỏa Lò trở thành “địa ngục trần gian”, lọt vào top 10 nhà tù đáng sợ nhất thế giới và top 5 điểm đến đáng sợ nhất Đông Nam Á.
Máy chém là nỗi kinh hoàng được nhắc tới nhiều nhất ở Hỏa Lò, được thiết kế bằng hai cây sắt cao 4m, với lưỡi dao được giữ ở trên cao bằng chốt, phía dưới được thiết kế giá hẹp cho tử tù để đầu vào.
Tháng 01/1930, máy chém được đưa lên Yên Bái để hành quyết 13 chiến sĩ cách mạng Việt Nam đứng đầu là Nguyễn Thái Học trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Trong suốt những năm từ 1986 đến năm 1954, vũ khí dã man này được chuyển từ nhà giam này đến nhà giam khác xứ Bắc Kỳ.
Ngục tối – “Địa ngục của địa ngục”
Ngục tối được coi là nơi đáng sợ nhất nhà tù, nơi phạm nhân phải chịu những cái tát nảy lửa, những trận đòn ghê rợn, bị gông, cùm, ăn ở, vệ sinh, đều chỉ trong một không gian chật hẹp và tăm tối.
Thiết kế những không gian giam giữ riêng biệt khiến phạm nhân không thể nằm ngủ, bao phủ bằng một không gian tối tăm, những ai từng bị nhốt ở đây một thời gian đều bị phù, ghẻ lở và thiếu dưỡng chất do thiếu vệ sinh và ánh nắng mặt trời.
Đối với các phạm nhân nữ, thực dân Pháp có những thủ đoạn tra tấn cực kỳ dã man như: giật điện bằng máy quay điện hay dùng ba toong để nhục hình chị em tù chính trị.
Không chỉ bị tra tấn bởi những thủ đoạn dã man, tù nhân còn bị bắt đi lao dịch nặng nề như sửa chữa nhà ở, lao dịch những nơi ở của các giám ngục, giã gạo hay đi lao dịch tại các chiến trường.
Những phạm nhân bị kết án tử hình chờ ngày hành quyết đều bị giam cầm ở khu vực riêng, nằm tận sâu bên trong khu nhà giam, phải đi qua ba lần cửa sắt.
Có thể nói nhà tù Hỏa Lò là một di tích lịch sử ghi dấu nhiều đau thương cũng như những hy sinh của các anh hùng. Nếu có cơ hội đến Hà Nội bạn nên dành thời gian tham quan nơi đây để cảm nhận rõ nét hơn. Ngoài ra, khi đến tham quan nhà tù Hỏa Lò bạn còn có thể ghé qua tham quan Chùa Quán Sứ và Hồ Hoàn Kiếm.
Lưu ý khi tham quan nhà từ Hỏa Lò
- Khi tham quan tuyệt đối không mang chất nổ, chất cháy nổ, các hành lý mang theo phải gửi vào đúng nơi quy định.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và di chuyển hiện vật trong khu di tích.
- Các phương tiện phải để đúng nơi quy định.
- Chỉ được phép cắm và đặt hương, hoa tại khu tưởng niệm.
- Không vứt rác bừa bãi.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm khám phá Quảng trường Ba Đình
- Kinh nghiệm du lịch làng cổ đường Lâm
- Kinh nghiệm khám phá Cột cờ Hà Nội
- Kinh nghiệm khám phá phố cổ Hà Nội
- Kinh nghiệm khám phá Hồ Hoàn Kiếm
- Kinh nghiệm khám phá chùa Một Cột
- Kinh nghiệm khám phá Nhà thờ lớn Hà Nội
- Kinh nghiệm khám phá Royal City và Times City
- Kinh nghiệm du lịch Ba Vì Hà Nội
- Kinh nghiệm đi chùa Hương Hà Nội
- Kinh nghiệm khám phá Hoàng Thành Thăng Long
- Kinh nghiệm khám phá chợ Đồng Xuân
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan