Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Ghé thăm Quảng trường Ba Đình lịch sử: Nơi hồn thiêng của Thủ đô

Quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Là quảng trường lớn nhất Việt Nam, quảng trường Ba Đình không chỉ là một vùng đất linh thiêng, có giá trị lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam, mà còn là điểm du lịch văn hóa nổi tiếng.

Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, bạn không nên bỏ lỡ chuyến tham quan, khám phá quảng trường Ba Đình lịch sử để có thể cảm nhận không khí thiêng liêng, hào hùng của dân tộc.

Quảng trường Ba Đình, Hà Nội
Ảnh: VNE

Quảng trường Ba Đình ở đâu?

Với chiều dài 320 m, rộng hơn 100 m, sức chứa khoảng 20 vạn người, quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam. Quảng trường nằm trên con đường Hùng Vương, thuộc khu vực phía Tây thành phố. Phía Bắc giáp với Văn phòng Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, phía Nam giáp với trụ sở Bộ Ngoại giao, phía Tây giáp với lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và phía Đông giáp Hội trường Ba Đình.

  • Xem thêm: Du lịch Hà Nội – 12 địa điểm, 5 đặc sản phải trải nghiệm khi đến Thủ đô nghìn năm Văn hiến

Lịch sử quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình nằm ở phía Tây cổng thành cổ Hà Nội. Cho tới đầu thế kỷ 20, khu vực này là một khoảng trống với bãi hoang, cùng hồ ao mới được san lấp. Người Pháp đã xây dựng ở đây một vườn hoa, đặt tên là Rond Point Puginier, còn gọi là quảng trường tròn (rond point: điểm tròn).

Tên Quảng trường Ba Đình do bác sỹ Trần Văn Lai, người giữ chức Thị trưởng thành phố từ ngày 20/7 đến 19/8/1945 đặt tên. Sở dĩ, Thị trưởng Trần Văn Lai đặt tên là Ba Đình vì ông cảm phục nghĩa quân Đinh Công Tráng đã chống Pháp rất anh dũng ở căn cứ Ba Đình huyện Nga Sơn, Thanh Hoá vào những năm cuối thế kỷ XIX.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ảnh VNE

Tháng 8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa nhân dân Việt Nam trở thành những người chủ của đất nước, tự quyết định vận mệnh của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có nhiều địa điểm được đưa ra lựa chọn để làm nơi diễn ra sự kiện Lễ Độc lập trọng đại, và cuối cùng Quảng trường Ba Đình đã được chọn.

Đặc biệt, vào ngày 2/9/1945, tại Quảng trường này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Xem thêm:

Trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi đến quảng trường Ba Đình

Vào tất cả các ngày trong tuần tại quảng trường Ba Đình sẽ có lễ thượng cờ (6h mùa hè và 6h30 vào mùa đông) và lễ hạ cờ (21h) được tổ chức long trọng. Khi đến du lịch Hà Nội vào đúng khung giờ này, bạn sẽ được chứng kiến một trong những nghi lễ thiêng liêng nhất. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng từ từ được kéo lên tung bay phấp phới trong không khí trang nghiêm hẳn sẽ không khỏi bồi hồi, xao xuyến.

Trải nghiệm không nên bỏ lỡ ở quảng trươn Ba Đình, Hà Nội
Lễ thượng cờ trang nghiêm. Ảnh St

Bên cạnh việc ngắm nhìn cột cờ cao 29 m nằm ở trung tâm, thì một điểm nhấn nữa mà du khách rất thích đó chính là hình ảnh 210 ô cỏ xanh tươi bốn mùa như hình tượng những chiếc chiếu trải sàn trên sân đình ở phía trước quảng trường.

Những điểm tham quan bên quảng trường Ba Đình

Lăng Chủ tịch – Quảng trường Ba Đình Hà Nội

Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh được xây dựng vào ngày 2/9/1973 trên nền cũ của tòa lễ đài. Với kiến trúc độc đáo, làm hoàn toàn bằng đá cùng với đó là ý nghĩa lịch sử thiêng liêng, lăng Chủ tịch mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách đến thăm, viếng.

Thời gian mở cửa: Từ 7h30 – 10h30 các ngày thứ 2, 4, 6. Riêng đối với những cuối tuần và mùa đông, thời gian có thể muộn hơn.

Phủ Chủ tịch trong khuôn viên Quảng trường Ba Đình

Phủ Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch), xây dựng năm 1902. Đây là một công trình điển hình của phong cách Tân cổ điển, với quy tắc đối xứng nghiêm ngặt, nhấn mạnh hai khối hai bên và có nhiều chi tiết trang trí cổ điển.

Những điểm tham quan bên quảng trường Ba Đình
Phủ Chủ tịch. Ảnh VNE

Bảo tàng Hồ Chí Minh ở phía Nam Quảng trường Ba Đình

Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng từ 1970, đến 1990 bảo tàng được khánh thành. Công trình này mang phong cách hiện đại với những mảng lớn, hình khối, đường nét mạnh mẽ. 

Đây vừa là nơi trưng bày, lưu giữ các hiện vật, tài liệu, hình ảnh phản ánh cuộc đời, sự nghiệp của Bác, các trận chiến và cả hình ảnh đất nước Việt Nam, các chuyên đề lịch sử, văn hóa.

Điểm tham quan gần Quảng trường Ba Đình
Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh VNE

Bảo tàng mở cửa: sáng từ 8h00 – 11h30; chiều từ 14h00 – 16h30 các ngày thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ Nhật; đóng cửa các ngày thứ Hai và thứ Sáu.

Giá vé tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh
STTĐối tượngGiá vé
1Du khách là công dân Việt NamMiễn phí
2Du khách nước ngoài15.000 đồng/người

 

Chùa Một Cột – công trình kiến trúc cổ cạnh Quảng trường Ba Đình

Chùa Một Cột được xây dựng vào thời Lý (năm 1049) và đã trải qua nhiều lần tu sửa, đến năm 1955, ngôi chùa được phục dựng lại như kiểu kiến trúc ban đầu. Điểm đặc biệt là chùa nằm trên mặt nước, khiến người ta liên tưởng đến một bông hoa sen nổi mọc lên giữa hồ, vươn mình tỏa sáng rực rỡ. Bên trong có đặt bức tượng Quan Thế Âm ngồi trên một bông hoa sen bằng gỗ sơn vàng.

Giá vé tham quan Chùa Một cột
STTĐối tượngGiá vé
1Du khách là công dân Việt NamMiễn phí
2Du khách nước ngoài25.000 đồng/người

 

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp chuyến tham quan của mình để khám phá thêm Hội trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, Ao cá Bác Hồ,… cũng nằm quanh quảng trường.

Xem thêm:

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan