Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Khám phá chùa Trấn Quốc: Linh thiêng cổ tự giữa lòng Hà Nội

Chùa Trấn Quốc, Hồ Tây, Hà Nội

Là ngôi chùa có niên đại lâu đời nhất ở Hà Nội còn bảo tồn được đến ngày nay, chùa Trấn Quốc được ví như một “viên ngọc” với nhiều điểm đặc biệt giữa Hồ Tây mênh mông sóng nước.

Trải qua hàng nghìn năm, ngôi chùa vẫn giữ được lối kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo và trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn của thủ đô, thu hút rất đông du khách tới thăm quan và làm lễ mỗi năm.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Trấn Quốc, hy vọng sẽ có ích cho các bạn trong chuyến khám phá ngôi chùa cổ ở Hà Thành này.

  • Xem thêm: Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc, Hà Nam – Chốn tiên cảnh nhân gian
Chùa Trấn Quốc, Hồ Tây, Hà Nội
Chùa Trấn Quốc nằm phía cuối đường Thanh Niên, Tây Hồ. Ảnh Hà Nội Group

Chùa Trấn Quốc ở đâu?

Chùa Trấn Quốc được xây dựng trên hòn đảo phía Đông bên Hồ Tây, nằm ở phía cuối đường Thanh Niên thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.

Năm 2016, chùa Trấn Quốc đã lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail của Anh bình chọn.

Năm 2019, theo bảng xếp hạng của wanderlust.co.uk, chùa Trấn Quốc đứng vị trí thứ 3 trong số 10 ngôi chùa có cảnh đẹp “không thể tin được” trên thế giới.

  • Xem thêm: Du lịch Hà Nội – 12 địa điểm, 5 đặc sản phải trải nghiệm khi đến Thủ đô nghìn năm Văn hiến

Thời gian mở cửa của chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc mở cửa từ 8h-16h tất cả các ngày trong tuần, riêng Giao thừa chùa sẽ mở xuyên đêm.

Vé vào chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc không bán vé ra vào, khách tự do tham quan, làm lễ mà không bị giới hạn.

Thời gian mở cửa của chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc về đêm. Ảnh: ST

Lịch sử chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, xây dựng vào năm 541 thuộc thời Tiền Lý. Lúc đó, chùa nằm gần bờ sông Hồng bởi vậy khi đê sạt lở vào năm 1615 (đời vua Lê Trung Hưng), chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ khu gò đất Kim Ngưu.

Sau đó, trong khoảng thế kỉ 17, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (nay là đường Thanh Niên) để nối với đảo Kim Ngưu. Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân. Và cái tên đó được sử dụng cho tới tận ngày nay.

Xưa kia, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các vua Lý, Trần vẫn thường hay vãn cảnh và ngự giá cúng lễ vào các dịp lễ, Tết tại chùa bởi vậy mà có nhiều cung điện đã được xây dựng phục vụ việc nghỉ ngơi của vua: cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên.

Ngôi chùa có lịch sử 1.500 năm này được coi là lâu đời nhất ở đất Thăng Long – Hà Nội.

Lịch sử chùa Trấn Quốc
Con đường dẫn vào chùa uốn lượn mềm mại. Ảnh: ST

Chùa Trấn Quốc thờ ai?

Chùa Trấn Quốc theo hệ phái Bắc Tông, bên trong điện thờ các phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Quan Âm Bồ Tát

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được làm từ gỗ, sơn son thiếp vàng, là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.

Trong chùa còn 14 tấm bia đá, trong đó có bia của trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính (1587 – 1693) và tiến sĩ Phạm Quý Thích (1760 – 1825). Các văn bia đã ghi lại nhiều tư liệu quý và mô tả đầy đủ những lần tu tạo chùa trong các năm 1624, 1628, 1639, 1815, 1821, 1842.

Dọc theo chính điện với nhiều tầng cửa võng chạm trổ tinh xảo có bài trí một hệ thống đầy đủ các tượng Phật và Bồ tát dát vàng, hai cửa vào thiêu hương đều có tượng Kim Cương đứng trấn. Gian bên trái tiền đường thờ tượng Quan Vũ, Châu Sương và gian bên phải thờ tượng Đức Ông cùng các thị giả.

Kiến trúc của chùa Trấn Quốc

Kiến trúc chùa Trần Quốc thể hiện tính thẩm mỹ của kiến trúc phương Đông, gắn bó cảnh quan trời – nước xung quanh.

Kiến trúc của chùa Trấn Quốc
Bảo Tháp 11 tầng cao 15m. ảnh ST

Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa khác trên đất nước Việt Nam, chùa Trấn Quốc có nhiều nếp nhà. Chùa có ba nếp nhà chính là tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công.

Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia.

Năm 1998, Hòa thượng Kim Cương Tử – Viện chủ Tổ đình chùa Trấn Quốc được phép, đã cho xây bảo tháp lục độ đài sen trong khuôn viên chùa gồm 11 tầng, cao 15 mét, diện tích mặt sàn 10,5 m vuông.

Mỗi tầng tháp gồm 6 ô cửa vòm, có tượng Phật A Di Đà bằng đá quí. Tổng số tượng của tháp là 66 pho và trên đỉnh có 9 tầng đài sen cũng bằng đá quí (cửu phẩm liên hoa).

Bảo Tháp được dựng đối xứng với cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959 trong chuyến đến thăm thủ đô Hà Nội của ông. Cây bồ đề này được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng – nơi mà Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ.

Đến chùa Trấn Quốc cầu gì?
Chùa Trấn Quốc là địa điểm nhiều du khách, người dân về tham quan, cầu bình an, sức khỏe. Ảnh Vân Bùi

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc đó, chùa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989. Chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là điểm thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước khi đến du lịch Hà Nội.

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Loading...