Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Khám phá cầu Long Biên: Chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội

Cầu Long Biên, Hà Nội

Với danh xưng “chứng nhân lịch sử”, tồn tại hơn 100 năm, trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cầu Long Biên vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng những góc Hà Nội và có những phút giây thư giãn thoải mái.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin, hy vọng sẽ hữu ích trong chuyến trải nghiệm cầu Long Biên, Hà Nội của bạn.

Cầu Long Biên, Hà Nội
Nguyễn Thị Chiều Xuân

Cầu Long Biên ở đâu?

Nối liền 2 quận Long Biên và Hoàn Kiếm của Hà Nội, cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang qua sông Hồng.

Cầu được người Pháp xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/2/1902 với tên gọi ban đầu là cầu Doumer. Sau ngày Giải phóng Thủ đô, cầu được Đốc lý Hà Nội – bác sỹ Trần Văn Lai đã đổi tên thành cầu Long Biên và sử dụng tên gọi này cho đến ngày nay.

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, cầu Long Biên vẫn tồn tại cùng Thủ đô và đến nay cây cầu đã khoác lên mình màu hoen rỉ của thời gian dù đã nhiều lần tu sữa. Tuy vậy, trong mắt người dân Thủ đô, cầu Long Biên là một chứng tích lịch sử đáng để tự hào.

  • Xem thêm: Du lịch Hà Nội – 12 địa điểm, 5 đặc sản phải trải nghiệm khi đến Thủ đô nghìn năm Văn hiến
Cầu Long Biên ở đâu?
St

Cầu Long Biên được thiết kế ra sao?

Cầu Long Biên có tổng chiều dài là 2.290 m qua sông và 896 m dẫn cầu, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 chiếc trụ cầu cao hơn 40 m. Cầu được thiết kế thành nhiều làn đường, bao gồm một đường sắt đơn nằm ở giữa, hai bên là hai làn đường dành cho người đi bộ rộng 0,4 m và làn dành cho xe đạp cùng các loại xe khác rộng 2,6 m.

Cầu Long Biên được thiết kế ra sao?
Văn Đình Hưng

Ngược lại với những cây cầu ở Việt Nam, luồng giao thông trên cầu theo hướng bên trái chứ không phải bên phải. Kiểu thiết kế này hay xuất hiện ở các nước châu Âu, điển hình là Pháp.

Nhìn từ xa, cầu Long Biên Hà Nội hệt như một con rồng uốn lượn, nhiều người còn liên tưởng nó rất giống cây cầu Tobiac ở quận 13 nối liền thành phố Paris và Orléans (nước Pháp). Nếu đem ra so sánh, cây cầu này xứng đáng được gọi là một cây cầu bằng sắt ấn tượng nhất trên thế giới.

Ai đã thiết kế cầu Long Biên?

Theo thông tin được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, công ty Daydé & Pillé là nhà thầu đã trúng thầu công trình này. Trong các bản vẽ thiết kế cầu Long Biên của Daydé & Pillé hiện được lưu giữ có các chữ ký gốc của các kỹ sư của Daydé & Pillé và chữ ký gốc phê duyệt bản vẽ của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.

Lịch sử gắn liền với cầu Long Biên

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ hào hùng của dân tộc, cầu Long Biên đã chứng kiến những dấu mốc quan trọng nhất. Năm 1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, cây cầu đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác.

Vào tháng 10/1954, Hà Nội mừng ngày giải phóng Thủ đô, cầu Long Biên cũng đứng đó và chứng kiến niềm hân hoan của dân tộc. Và rồi 21 năm sau, cây cầu lại một lần nữa chứng kiến niềm vui độc lập thống nhất đất nước, khi miền Nam được giải phóng.

Lịch sử gắn liền với cầu Long Biên
Ảnh: VNE

Trải nghiệm thú vị không nên bỏ lỡ khi đến cầu Long Biên

Lang thang và ngắm cảnh hoàng hôn trên cầu Long Biên

Bạn sẽ không thấy lạ khi cầu Long Biên là địa điểm được nhiều bạn trẻ lựa chọn để “lang thang”, dạo vài vòng bằng xe máy, hít thở bầu không khí bình yên ngay trung tâm Thủ đô. Là địa điểm mà nhiều người đến lựa chọn check – in kỷ niệm Hà Nội, kỷ niệm mùa hoa loa kèn tháng Tư…

Và một buổi chiều ngắm hoàng hôn trên cầu lãng mạn cũng là một trải nghiệm vô cùng hấp dẫn.

Cà phê Trần Nhật Duật ngắm cầu Long Biên

Là địa điểm mà bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh cầu Long Biên cổ kính, vững chãi qua bao năm tháng, quán cà phê trên đường Trần Nhật Duật nằm trên tầng 4 của một tòa nhà với không gian mở. Bạn có thể gọi một ly cà phê vừa nhâm nhi vừa trò chuyện và phóng tầm mắt quan sát cây cầu, bãi đá sông Hồng hay khu chợ sầm uất cạnh đó. Và đừng quên những bức hình sống ảo hút mắt nhé!

Cà phê Trần Nhật Duật ngắm cầu Long Biên
Ảnh: Đỗ Nguyễn

Ăn ngô, khoai nướng mùa đông

Cầu Long Biên về đêm cũng không quá vắng vẻ, hịu quạnh khi dòng người qua lại ít đi mà mùa hè là địa điểm hóng mát, mùa đông lại là nơi lý tưởng để ngồi lại ăn ngô khoai nướng, hưởng không khí lạnh mà suýt xoa những câu chuyện.

Ra bãi đá sông Hồng chụp ảnh

Là địa điểm lạ lẫm gì đối với giới trẻ, bãi đá sông Hồng là nơi tín đồ mê “sống ảo” hẳn sẽ không thể khong check-in. Khung cảnh bao xa, bát ngát xanh chắc chắn sẽ cho bạn những tấm hình lung linh như ở thảo nguyên.

Sáng tác ảnh

Cầu Long Biên ở bất kể thời gian nào trong ngày, trong năm đều mang dáng vẻ trầm mặc của thời gian. Đây chính là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho các nhiếp ảnh gia. Từ ảnh phong cảnh, ảnh chụp từ flycam, đến ảnh đời sống đều rất thủ vị.

Những thiếu nữ mặc áo dài thướt tha trên Cầu Long Biên là một trong hình ảnh khá đặc trưng khi nhắc đến Hà Nội. Bên cạnh đó là hình ảnh đoàn tàu chạy qua cũng gợi nhớ cho nhiều người về dấu mốc thời gian, về sự cổ kính.

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan