Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Khám phá cung An Định Huế: Cung điện cổ hơn 100 năm tuổi ấn tượng trong MV của Hòa Minzy

Cung An Định Huế

Không chỉ mang tính đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn tân – cổ điển, cung An Định Huế gắn liền với câu chuyện về cuộc đời hoàng hậu Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Cung điện cổ hơn 100 năm tuổi này là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Huế, thu hút lượt khách đông đảo tới tham quan.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về cung An Định ở Huế, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến khám phá cố đô Huế sắp tới.

Kinh nghiệm du lịch Cung An Định Huế
Hình ảnh cung An Định Huế (Trường Bùi)

Cung An Định ở đâu?

Cách trung tâm thành phố Huế 2km, ngay cạnh dòng sông An Cựu, cung An Định tọa lạc ở 97 đường Phan Đình Phùng, phường Phú Nhuận, thành phố Huế. Google Maps

Qua bao thăng trầm của thời gian, cung An Định hiện chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.

Hướng dẫn di chuyển đến cung An Định

Do nằm ở trung tâm thành phố Huế nên việc di chuyển đến cung An Định tương đối dễ dàng. Du khách có thể lựa chọn phương tiện cá nhân, taxi hoặc xích lô để di chuyển.

Giá vé vào cửa cung An Định
Hình ảnh cung An Định Huế (Anna Minh Anh)

Lịch sử hình thành cung An Định

Cung An Định được xây dựng vào năm 1917, là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình.

Dưới triều Hoàng đế Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945), cung An Định là nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia với sự tham dự của đình thần và các quan chức.

Sau gần nửa thế kỷ bị rơi vào quên lãng, dưới tác động của thời gian, của chiến tranh và sự vô tâm của con người, vẻ đẹp của cung An Định bị phủ lấp, thậm chí bị hủy hoại.

Từ năm 2002, cung An Định được chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý và trùng tu tôn tạo để trả lại vẻ đẹp vốn có của tòa lâu đài tráng lệ đầu thế kỷ XX.

cung an dinh hue 04
Nguyễn Khải Trung

Những điều thú vị về cung An Định Huế

Với tổng diện tích lên tới gần 24.000m2, cung điện cổ là một tổ hợp nhiều công trình khác nhau. Hiện nay, cung còn 3 công trình vẫn còn tồn tại là: cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. 

Cung An Định và nỗi niềm của Nam Phương Hoàng Hậu

Công trình này đã gắn bó với nhiều nhân vật Hoàng gia gia đoạn cuối của triều Nguyễn như vua Khải Định, vua Bảo Đại, vị hoàng tử Bảo Long, thái hậu Đoan Huy và đặc biệt là vị hoàng hậu Nam Phương. Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, từng là người phụ nữ nức tiếng xứ An Nam.

Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của bà trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió. Là một người phụ nữ có học thức, bà chọn im lặng sống lặng thầm cùng mẹ chồng trong cung và chăm lo cho các con, đến 1947 bà sang Pháp định cư cùng các con và sống luôn ở đó.

Cung An Định ai ở trước đây?

Nơi đây ngày xưa vốn là cung điện riêng của vua Khải Định và vua Bảo Đại. Mệnh danh là “viên ngọc trăm năm của xứ Huế”, Cung An Định được ekip Gái Già Lắm Chiêu 5 “hô biến” thành Cung điện Bạch Trà Viên xa hoa, vương giả của 3 chị em nhà Lý gia, là nơi diễn ra hầu hết các cảnh quay chính trong phim

Câu chuyện này cũng được nữ ca sĩ Hòa Minzy tái hiện trong một MV ca nhạc của mình, mang lại tiếng vang lớn cũng như đưa địa điểm này đến gần hơn với mợi người.

Thời gian mở cửa cung An Định
Hình ảnh cung An Định Huế (Phạm Trang)

Vẻ đẹp kiến trúc kết hợp Á – Âu

Được coi là công trình mở đầu cho thời kỳ mỹ thuật Huế, giao thoa giữa hai nên văn hóa khác nhau Á và Âu đầu thế kỷ 20, cung An Định được trang trí các chi tiết như tứ quý, tứ linh, bát bửu và các cột được thiết kế theo phong cách Roman,… đều theo hơi hướng châu Âu sang trọng và tinh tế.

Những bối cảnh MV nổi tiếng

Bên cạnh MV của nữ ca sĩ giới thiệu phía trên, cung An Định còn xuất hiện như một biệt phủ rộng lớn, xa hoa nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, không có sóng điện thoại trong bộ phim ” Gái già lắm chiêu”.

cung an dinh hue 06
Hình ảnh cung An Định Huế (Quynh Nhu Phan)

Khám phá kiến trúc độc đáo cung An Định

Cổng chính cung An Định

Là một những nét kiến trúc đặc sắc nhất của cung điện, cổng chính có lối thiết kế theo kiểu tam quan với hai tầng, các chi tiết xung quanh cổng được trang trí bằng sành sứ đắp nổi nhìn rất kỳ công, còn đỉnh mái tầng trên gắn biểu tượng viên trân châu lớn.

Cổng chính có một lối đi duy nhất, muốn vào bên trong bạn phải đi qua cánh cổng lớn.

Đình Trung Lập

Có kết cấu kiểu đình bát giác với phần nền cao, đình Trung Lập nằm ngay sau cánh cửa chính. Mái cấu tạo theo dạng cổ lầu, chia làm 2 lớp: một lớp dưới có 8 cạnh và một lớp trên có 4 cạnh. Bên trong đình có đặt một bức tượng đồng vua Khải Định được đúc vào năm 1920 và cân đo đúng tỷ lệ.

Cung An Định Huế
Central Vietnam Trip

Lầu Khải Tường

Là công trình chính của kiến trúc cung An Định, lầu Khải Tường được chính vua Khải Định đặt tên, mang ý nghĩa “nơi khởi phát điềm lành”.
Lầu được chia làm 3 tầng, chiếm diện tích khoảng 745 m2, được xây dựng theo kiểu châu Âu với nhiều vật liệu khác nhau (một số vận chuyển từ các nước về).

Điểm nhấn trong lầu này chính là những bức tranh tường mang giá trị nghệ thuật cao. Nổi bật nhất chính là 6 bức tranh trên các mảng tường, tuy chúng không cùng chủ đề nhưng đó là bối cảnh của 5 lăng của 5 vị vua (trừ bức tranh thứ 6).

Cung An Định giá vé?

  • Giá vé vào cổng: 20.000đ/người lớn, trẻ em miễn phí

Thời gian mở cửa cung An Định

  • Mùa hè: từ 6h30 đến 17h30.
  • Mùa đông: từ 7h00 đến 17h00

Hiện nay, cung An Định là di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế. Du khách có thể kết hợp đi thăm các địa điểm khác tại cố đô Huế như:

cung an dinh hue 02
Linh Đan

Kinh nghiệm du lịch Cung An Định Huế

Đến cung An Định Huế, du khách lưu ý những vấn đề sau để chuyến đi thêm thuận lợi: 

  • Chuẩn bị cho mình trang phục thoải mái, giày dép dễ đi và nước uống
  • Không được tùy tiện dẫm đạp hay sờ lên những đồ vật xung quanh khi chưa được sự cho phép.
  • Đi nhẹ nói khẽ và không làm ồn trong lăng.
  • Tuyệt đối không vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.
  • Cung An Định ở đâu?
    Vy

Review cung An Định Huế của du khách

Đẹp lắm, nơi đáng để viếng thăm, từng họa tiết trang trí đều thể hiện bàn tay khéo léo tinh hoa của người thợ, nhất là nơi đã từng xuất hiện trong bài hát của Hoà, mình xem mà mê. Vé vào 50k, cung tuỳ diện tích nhỏ nhưng có vô vàn góc sống ảo. Các bạn nhớ mặc thiệt đẹp để chụp ảnh nhớ, mình ko mặc nên tiếc quá vào thấy có mấy đôi chụp ảnh cưới lận, chụp ở đây thì quá đẹp rùi

Kiến trúc đẹp, chầm chậm thưởng thức sẽ đi vào lòng người

Rất là cổ kính, đặc biệt.với nhiều tranh bích họa rất đẹp về thiên nhiên ở Huế.

Cung còn nhiều đồ vật và hình ảnh lịch sử của triều đại vua Bảo Đại.

Kiến trúc kiểu Pháp với sơn vàng trắng. Thực sự cung An Định là nơi mình thất vọng nhất trong các hệ thống cung, lăng tẩm mà mình thăm quan ở Huế. Không gian cũng không có gì nhiều, cảnh quan bên ngoài trông hơi tiêu điều nhìn như nhà bỏ hoang. Đến đây cấm chụp ảnh, mà mình đứng hành lang bên ngoài chụp ảnh bảo vệ cũng không cho. Chỉ có thể đứng ở sân vườn chụp. Giá vé 50k, người già từ 60 tuổi được giảm 50%.

Không cho chụp phía trong bảo tàng nên mình chỉ đứng ngoài chụp, kiến trúc hoa văn nội thất cực kì đẹp

Vé vào cổng 25k (hình như trúng ngày khuyến mãi?) Không gian đẹp, phù hợp với các bộ hình cổ trang, áo dài….

Xem thêm:

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan