Lăng Tự Đức ở Huế
Được đánh giá là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn, lăng Tự Đức là nơi an nghỉ của vua Tự Đức mang vẻ nhã nhặn, nằm trong khung cảnh sơn thủy hữu tình.
Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về lăng Tự Đức ở Huế, hy vọng sẽ mang lại những điều hữu ích cho bạn trong hành trình khám phá xứ Huế mộng mơ.
Lăng Tự Đức ở đâu?
Được xây dựng trong một lung lũng hẹp, Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) thuộc làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế nằm bên phải đồi Cảnh Vọng thơ mộng. Google Maps
Khiêm Lăng cũng là một điểm đến hấp dẫn khách bậc nhất trong số các khu lăng tẩm của vua chúa ở Cố đô Huế.
Hướng dẫn di chuyển đến Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức chỉ cách trung tâm thành phố Huế về khoảng 6km nên rất dễ dàng để di chuyển đến bằng xe máy hoặc xe ô tô.
Từ Bùi Thị Xuân – rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa bạn hỏi người dân thì sẽ được chỉ thẳng vào lăng Tự Đức (Khiêm Lăng).
Thuyết minh về lăng Tự Đức
Lịch sử xây dựng lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993.
Đây là nơi chôn cất vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn tức vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm), ông trị vì được 36 năm từ 1847-1883, là vị vua ở ngôi lâu nhất của nhà Nguyễn.
- Năm 1864: Lăng được khởi công xây dựng với 5 vạn binh lính tham gia.
- Năm 1866: sau cuộc Loạn Chày Vôi, vua Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung.
- Năm 1873: Khiêm Cung được hoàn thành. Sau khi nhà vua băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng
Kiến trúc độc đáo lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình, và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Lăng gồm hai phần chính: khu vực tẩm điện và lăng mộ. Hai phần này được bố trí song song với nhau, tiền án là núi Giáng Khiêm, hậu chẩm là núi Dương Xuân. minh đường chính là hồ Lưu Khiêm.
Đặc biệt, quần thể kiến trúc này tọa lạc trên tổng diện tích 12 ha, gồm gần 50 công trình trong lăng Tự Đức ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi như: Cửa Vụ Khiêm, Khiêm Cung Môn, Chí Khiêm Đường, hồ Lưu Khiêm, Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm Tạ, điện Hòa Khiêm…
Toản cảnh lăng Tự Đức ở Huế
Khiêm Cung Môn
Công trình hai tầng dạng vọng lâu nằm trên nền cao, thẳng hàng với Dũ Khiêm Tạ. Đây là nơi dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến thăm. Ở chính giữa là điện Hòa Khiêm, khi còn sống là nơi là việc của vua còn nay là nơi dùng để thờ vua Tự Đức và hoàng hậu.
Điện Lương Khiêm
Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa vốn là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà của vua. Về sau làm nơi thờ linh vong mẹ của vua Tự Đức – bà Từ Dũ. Bên phải là Ôn Khiêm Lương – nơi cất giữ đồ ngự dụng.
Minh Khiêm Đường – nhà hát cổ duy nhất trong hệ thống các lăng tẩm
Minh Khiêm Đường là nhà hát cổ nhất trong 4 nhà hát được xây dựng thời các Vua nhà Nguyễn. Đây là nơi dùng để nhà vua xem hát, giá trị rất cao về nghệ thuật kiến trúc và họa tiết trang trí.
Đảo Tịnh Khiêm
Là mảnh đất trồng hoa và nuôi thú, như một trò tiêu khiển của nhà vua mỗi khi cảm thấy mệt mỏi với công việc triều chính. Nhà vưa thường đến thưởng hoa, làm thơ, đọc sách. Đặc biệt, ở khu vực đảo Tịnh Khiêm còn có một con kênh dài với 3 cây cầu bắc ngang qua dẫn đến đồi thông xanh mướt, trong lành.
Nhà tạ dựng trên mặt nước
Xung Khiêm Tạ (nơi nhà vua nghỉ ngơi, hóng mát, làm thơ, thưởng thức nghệ thuật) và Dũ Khiêm Tạ (bến thuyền dành cho nhà vua khi ngao du thưởng cảnh ở hồ Lưu Khiêm) là 2 công trình kiến trúc độc đáo của tổng thể kiến trúc Lăng vua Tự Đức nói riêng, Quần thể di tích Cố đô Huế nói chung.
Bia Khiêm Cung Ký
Bia Khiêm Cung Ký – tấm bia có số lượng văn tự nhiều nhất ở Việt Nam với 4.935 chữ Hán khắc trên cả hai mặt bia, cũng là tấm bia có kích thước đồ sộ, trọng lượng lớn nhất trong các bia cùng loại ở lăng hoàng đế thời Nguyễn. Đây còn là tấm bia duy nhất 1 hoàng đế tự viết ra cho mình.
Năm 2015, Bia Khiêm Cung Ký được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam.
Khu lăng mộ vua Tự Đức Huế
Sau khu tẩm điện lăng tự Đức Huế là khu lăng mộ. Đầu tiên là Bái Đính với hai đầu tượng quan văn võ. Tiếp theo là Bi Đình có tấm bia bằng đá nặng 20 tấn có khắc bài Khiêm Cung Ký. Nằm trên Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành bằng gạch, chính giữa là ngôi mộ của Tự Đức. Thêm một khu vực đặc biệt nữa đó là Bổi Lăng, nơi yên nghỉ của vua Kiến Phúc – vị vua thứ 7 của Triều Nguyễn.
Giá vé tham quan lăng Tự Đức Huế
- Với du khách là người Việt Nam: 100.000 VNĐ/người lớn, 20.000 VNĐ/trẻ em.
- Với du khách người nước ngoài : 150.000 VNĐ/người.
Thời gian mở cửa lăng Tự Đức ở Huế
Lăng Tự Đức mở cửa tất cả các ngày trong tuần, chỉ thay đổi thời gian theo mùa:
- Mùa hè: Từ 6h30 – 17h30
- Mùa đông: từ 7h – 17h.
Những điểm đến gần lăng Tự Đức ở Huế
- Đồi Vọng Cảnh
Địa chỉ: 102 Huyền Trân Công Chúa, Thủy Biều, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
- Lăng Đồng Khánh
Địa chỉ: Đoàn Nhữ Hải, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
- Làng hương Thủy Xuân
Địa chỉ: 84 Huyền Trân Công Chúa, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
- Chùa Hương Lâm
Địa chỉ : Huyền Trân Công Chúa, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Bản đồ du lịch Huế – các lăng tẩm
Kinh nghiệm du lịch lăng Tự Đức Huế
- Chuẩn bị cho mình trang phục thoải mái, giày dép dễ đi và nước uống
- Không được tùy tiện dẫm đạp hay sờ lên những đồ vật xung quanh khi chưa được sự cho phép.
- Đi nhẹ nói khẽ và không làm ồn trong lăng.
- Tuyệt đối không vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.
Xem thế:
- Khám phá Huế: Tất cả những thông tin, địa điểm du lịch nổi bật
- Review cầu Tràng Tiền: Cây cầu biểu tượng, chứng nhân lịch sử của xứ Huế
- Khám phá lăng vua Minh Mạng, Huế
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan