Cột cờ Lũng Cú Hà Giang
Bên cạnh những thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, cao nguyên đá Đồng Văn, Dinh thự vua Mèo…, một địa điểm ấn tượng và đầy ý nghĩa khác mà bạn nên đến khi khám phá Hà Giang chính là cột cờ Lũng Cú.
Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về “cột mốc” cột cờ Lũng Cú Hà Giang hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến đi sắp tới.
Cột cờ Lũng Cú ở đâu?
Là cột cờ quốc gia, tượng trưng cho cột mốc cực Bắc của Tổ Quốc, cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Địa điểm này nằm ở độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển.
Hướng dẫn đường lên cột cờ Lũng Cú
Bạn đi theo quốc lộ 4C, nếu tiện đường có thể chinh phục đỉnh đèo Mã Pí Lèng qua cao nguyên đá Đồng Văn để trải nghiệm trọn vẹn vẻ đẹp trên đường đến với Lũng Cú Hà Giang.
Bạn có thể tham khảo cột cờ Lũng Cú Google maps để chuyến đi thuận lợi hơn.
Lịch sử cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú cao bao nhiêu mét?
Có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo, cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010.
Được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt, ban đầu cột cờ chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc năm 1887. Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian.
Năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn.
Theo thiết kế cột cờ hiện nay xây dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội nhưng có kích thước nhỏ hơn, chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m.
Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người
Địa điểm này cũng được xếp hạng Di tích lịch sử và danh thắng quốc gia, là biểu tượng khẳng định chủ quyền dân tộc. Hàng năm, cột cờ Lũng Cú đón lượng lớn khách du lịch đến khám phá,
Thuyết minh về cột cờ Lũng Cú Hà Giang
Đường lên cột cờ Lũng Cú có bao nhiêu bậc thang?
Đường lên cột cờ được xây dựng với tất cả 839 bậc thang, chia thành 3 hành trình. Phía giữa chặng có nhà chờ để khách du lịch dừng chân nghỉ ngơi và ngắm cảnh, chụp ảnh. Càng lên cao, không gian càng mở rộng với đồi núi xanh rì, những bản làng xen kẽ với những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc.
Cột cờ Lũng Cú bao nhiêu mét vuông?
Lên phía trên đỉnh sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời, khi đây chính là cực Bắc, 1 trong 4 điểm cực của Việt Nam. Bạn có thể chạm tay vào cột cờ, ở trên là lá cờ với diện tích 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước. Đây cũng chính là ý nghĩa của cột cờ Lũng Cú.
Cột cờ Lũng Cú tiếng Anh là gì?
Cột cờ Lũng Cú Đồng Văn, Hà Giang có tên tiếng Anh là Lung Cu Flag Tower để thuyết minh cho các du khách nước ngoài.
Giá vé tham quan cột cờ Lũng Cú
Vé tham quan tại cột cờ Lũng Cú Đồng Văn, Hà Giang là 25.000đ/lượt. Quầy vé nằm ngay dưới chân cột cờ, thuận tiện cho du khách.
Đến Cột cờ Lũng Cú ăn gì?
Một số món ăn đặc sản mà bạn nên thử khi đến Lũng Cú, Hà Giang như:
- Bánh cuốn trứng
- Xôi ngũ sắc
- Thắng cố
Lưu ý cho chuyến đi khám phá Hà Giang
- Nếu bạn đến đây lần đầu, bạn nên đi xe khách lê TP Hà Giang sau đó thuê xe máy.
- Đường đi cột cờ có những đoạn đèo khá là dốc nên đi xe số sẽ an toàn hơn.
- Mang thêm áo ấm bởi khí hậu ở Hà Giang vào ban đêm mùa nào cũng lạnh.
- Nên đi giày thể thao hoặc giày leo núi chuyên nghiệp.
Review cột cờ Lũng Cú Hà Giang từ du khách
Đến Hà Giang đừng quên ghé thăm cột cờ Lũng Cú, một địa điểm không chỉ đẹp mà đầy ý nghĩa, giá trị và lòng tự hào dân tộc.
Thiêng liêng cột cờ Lũng Cú – Điểm cực Bắc của Tổ Quốc.
Mình luôn tự hào là cô gái trời Tây mang lá cờ đỏ sao vàng đến Cực Bắc và bản thân mình hạnh phúc vì đến đây. Mọi thứ thiêng liêng, ý nghĩa lắm. Hà Giang các bạn đừng nghe ai kể , đừng nhìn hình ảnh của ai mà thèm,… Hãy đi để cảm nhận vẽ đẹp Hà Giang bằng chính mắt mình nhìn thấy.
Lá cờ đỏ thiêng liêng, nơi địa đầu tổ quốc là đây chứ đâu nữa!
Đây được đánh dấu là điểm cực Bắc của Tổ quốc. Từ điểm dừng chân leo mấy trăm bậc thang lên đến chân cột cờ, sau đó leo tiếp đến sát lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió cảm giác thật tuyệt vời. Từ trên cao nhìn bao quát quang cảnh đẹp tuyệt vời.
Bọn mình xuát phát vào khoảng 8, 9h sáng nên đến nơi là khoảng 10, 11h. Ngay dưới chân cột cờ mọi người đã nghe được các bài hát tự hào dân tộc vang vọng rồi í, sức mình thì khá yếu nên không leo lên tận cột cờ đc, Tuy nhiên đứng ở dưới thôi mình cũng đã thấy cảnh xung quanh rất đẹp và hùng vĩ rồi ấy, hy vọng mình sẽ lại ghé thăm nơi đây 1 ngày không xa.
Dù khoảng cách từ Hà Nội lên Lũng Cú không hề gần, nhưng khi được đặt chân lên đây, được ngắm nhìn quốc kỳ Việt Nam nơi địa đầu tổ quốc thì đúng là tự hào. Một ký ức khó quên của những tháng ngày thanh xuân. Tự hào lắm Việt Nam ơi!
Từ xa đã nhìn thấy cột cờ Lũng Cú lừng lững giữa trời bao la, lộng gió. Leo một mạch lên tới đỉnh cột cờ chắc chắn ai cũng phải thở dốc, ù tai, nhưng bù lại ta được hít căng lồng ngực cái không khí mát lành, được nghe tiếng lá cờ reo phần phật như hồn thiêng sông núi vọng về…
Lũng Cú là điểm cực bắc của tổ quốc viêt nam. Với cột cờ hùng vĩ đánh dấu lãnh thổ của một dân tộc. Nhưng xung quanh nó không chỉ có thế. Mà còn có vẻ đẹp hoang sơ của người dân tộc tiểu số nơi đây. Tôi đã thử món thịt dê của họ. Bạn có muốn thử không…???
Đã đến nơi này để ngắm nhìn mảnh đất địa đầu tổ quốc, trên cao bạn có thể ngắn nhìn những cánh đồng tam giác mạch, những bản làng thưa thớt mái nhà, cuộc sống của người dân ở đây đơn giản, mộc mạc, không khí mát lạnh quanh năm.
Xem thêm:
Du lịch Hà Giang – Cao nguyên đá hùng vĩ nơi địa đầu Tổ Quốc
Núi đôi Quản Bạ Hà Giang
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan