Chùa Ông quận 5 Sài Gòn
Chùa Ông, còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán là một kiến trúc tôn giáo văn hóa của của người Tiều, cầu duyên có tiếng.
Nhiều người thường đến đây để cầu nguyện, hy vọng đường tình duyên khởi sắc, tài lộc hanh thông.
Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Ông Nguyễn Trãi quận 5, hy vọng sẽ hữu ích đến bạn.
Chùa Ông ở đâu?
Chùa Ông không chỉ là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu tại Sài Gòn mà còn được xem như một công trình kiến trúc độc đáo ở nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
Do đó, ngày 7 tháng 11 năm 1993, chùa Ông đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Địa chỉ: 676 đường Nguyễn Trãi, Phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Do nằm ở trung tâm quận 5 nên việc di chuyển đến chùa Ông không quá khó khăn. Bạn có thể tham khảo Chùa Ông Google maps để chuyến đi thuận tiện hơn.
Chùa Ông quận 5 mở cửa đến mấy giờ?
Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa khác, chùa Ông quận 5 không có quy định thời gian mở cửa, đóng cửa. Tuy nhiên, bạn không nên ghé thăm quá muộn, tránh ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi cho sư thầy và những người trông nom chùa.
Lịch sử hình thành chùa Ông
Được xây dựng cách đây gần 300 năm, chùa Ông lúc này có tên gọi là Nghĩa An Hội Quán bởi đây là hội quán của người Hoa gốc Tiều Châu ở vùng Nghĩa An, Quảng Đông, Trung Quốc.
Ngoài ra, chùa còn có tên gọi khác là Miếu Quan Đế vì trong chùa thờ Quan Công.
Chùa Ông đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1866, 1901, 1969, 1983 và gần đây nhất là năm 2010 và vẫn giữ được những nét cổ kính đặc trưng của kiến trúc xưa.
Chùa Ông thờ ai?
Chùa Ông quận 5 thờ 3 vị thần chính là: Quan Công (Quan Đế), Thiên Hậu nguyên quân (Thiên Hậu Thánh Mẫu), Tài Bạch tinh quân (Thần Tài).
Trong đó:
- Quan Công là một nhân vật tài đức vẹn toàn thời Tam Quốc, có công với người Hoa.
- Thiên Hậu nguyên quân: Tượng Bà Thiên Hậu được làm bằng gỗ với chiều cao 60cm, điêu khắc tượng Bà đang ngồi trên ghế chạm.
- Tài Bạch tinh quân: Tượng thần Tài cũng được làm bằng gỗ, cao 60m và ngồi trên ghế chạm đầu rồng. 2 bên có 2 Chiêu Tài đồng tử đứng hầu.
Chùa có thêm một gian thờ dành riêng cho ngựa Xích Thố – con chiến mã của Quan công.
Kiến trúc đậm phong cách Triều Châu chùa Ông
Giống như các ngôi chùa Trung Hoa tại Sài Gòn, chùa Ông cũng mang nét kiến trúc cổ kính. Chùa gồm nhiều dãy nhà khép kín vuông góc, tạo thành chữ “Quốc” hoặc chữ “Khẩu”.
Kiến trúc tổng thể bao gồm: tiền điện, sân thiên tỉnh, chính điện, văn phòng hội quán dọc theo 2 bên điện thờ.
Trong chính diện gồm tượng thờ, cột gỗ treo câu đối, bao lam, hoành phi và khám thờ được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Bên cạnh đó, màu sắc chủ đạo là màu đỏ càng thể hiện đậm nét phong cách Triều Châu của ngôi chùa.
Từ cổng lớn đến cửa chùa có 5 cặp kỳ lân lớn nhỏ. Phía trên là bức hoành phi khắc chữ “Nghĩa An Hội Quán”, chạm nổi cảnh “Lục Quốc phong tướng”.
Sân miếu chùa Ông rộng khoảng 2.000m2 và chiếm hơn phân nửa diện tích khuôn viên. Phần còn lại gồm: tiền điện, sân thiên tỉnh, chính điện và văn phòng hội quán.
Từ ngoài sân bước vào là tiền điện, chính giữa được đặt một hương án bằng đồng làm vào năm 1825. Bên trái tiền điện là bệ thờ Phúc Đức chính thần. Bên phải là tượng Mã Đầu tướng quân đứng bên ngựa Xích Thố (người giữ ngựa cho Quan Công).
Chính điện chùa ở vị trí trung tâm, giữa có gian thờ Quan Thánh đế quân trang trí bao lam lưỡng long tranh châu cùng nhiều câu đối sơn son thếp vàng ở các cột. Tượng được làm bằng thạch cao, cao 3m, mặc áo gấm xanh và ngồi trên ngai vàng. Đứng hầu 2 bên là bệ thờ tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 2m.
Những ngôi chùa người Hoa ở quận 5 Sài Gòn
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu cùng với chùa Ông là 2 ngôi chùa người Hoa nổi tiếng nhất khu quận 5. Chùa được xây dựng vào năm 1760 do nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành đóng góp tiền bạc và công sức.
Địa chỉ: 710 Đ. Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Ông Bổn quận 5
Chùa Ông Bổn hay còn được gọi là Miếu Nhị Phủ được xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII với diện tích khoảng 2.500m2.
Địa chỉ: 264 Đ. Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Bà Hải Nam
Chùa Bà Hải Nam còn có tên gọi khác là Hội Quán Quỳnh Phủ. Chùa được thành lập cách đây hơn 200 năm do bà con Hải Nam di cư đến sinh sống tại vùng Sài Gòn – Gia Định đóng góp tiền bạc, công sức xây dựng.
Địa chỉ: 276 Đ. Trần Hưng Đạo, Phường 11, 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Những ngôi chùa cùng tên “Chùa Ông”
Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ là một ngôi chùa linh thiêng ở miền Tây Nam Bộ, mang đậm kiến trúc Trung Hoa lâu đời. Ngôi chùa đã trường tồn qua hơn 120 năm, xứng danh là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Cần Thơ.
Địa chỉ: 32 Đường Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
Chùa Ông Biên Hòa – Thất Phủ Cổ Miếu
Được hình thành cách đây hơn 300 năm, chùa Ông – Thất Phủ cổ miếu được xem là ngôi chùa cổ nhất ở vùng đất Nam bộ hiện nay.
Địa chỉ: 48 Đặng Đại Độ, Hiệp Hoà, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Chùa Ông Hội An
Chùa Ông còn được gọi là Quan Công Miếu, được xây dựng từ năm 1653 bởi người Hoa ở phố cổ Hội An, thờ vị tướng tài ba của thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Công). Để gìn giữ được vẻ ngoài khang trang như hiện nay, chùa đã trải qua 6 lần trùng tu qua hàng trăm năm, lần gần đây nhất là năm 1966.
Địa chỉ: 24 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam
Những lưu ý khi đến chùa Ông quận 5
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình
Xem thêm:
- Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
- Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
- Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây
- Top 20 địa địa du lịch Sài Gòn
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan