Chùa Miếu Nổi Gò Vấp (Miếu Phù Châu)
Là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo bậc nhất ở Sài Gòn, Miếu Nổi Gò Vấp được xây dựng trên một cồn cát nhỏ của sông Vàm Thuật.
Với kiến trúc độc đáo, chùa Miếu Nổi Gò Vấp thu hút đông đảo người dân bản địa và khách du lịch tới chiêm bái.
Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Miếu Nổi Gò Vấp (Miếu Phù Châu), hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến đi sắp tới.
Miếu Nổi Gò Vấp ở đâu?
Được biết tới với cái tên miếu Phù Châu, miếu Nổi Gò Vấp có địa chỉ thuộc phường 5, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Diện tích miếu khoảng 500m2 và bao trùm một cù lao nhỏ trên sông Vàm Thuật. Địa hình xung quanh cồn cát có nhiều đá xanh lồi lõm. Google Maps
Đường đi Miếu Nổi Gò Vấp
Để di chuyển đến miếu Nổi, du khách có thể di chuyển từ chợ Gò Vấp, bạn chạy xe theo đường Nguyễn Thái Sơn. Đến cuối đường, rẽ vào đường Trần Báo Giao, chạy thêm vài trăm mét sẽ đến bãi gửi xe để qua đò đến miếu.
Giá đò: 10.000VNĐ một người cho hai lần đi
Thời gian: chờ tàu khoảng 10 phút, di chuyển chỉ mất khoảng 5 phút
Thời gian mở cửa chùa Miếu Nổi Gò Vấp
- Thời gian mở cửa: Hàng ngày
- Giờ mở cửa: 08:00
- Giờ đóng cửa: 18:00
- Lưu ý: Vào các dịp Tết Nguyên Đán, rằm tháng Bảy, mùng 1,… chùa sẽ mở mở đến khoảng 20:00
Tên gọi Chùa Miếu Nổi từ đâu?
Ngôi miếu này đã được xây dựng cách đây hơn 300 năm vào thời vua Gia Long. Một bên miếu là bến đò, phía bên kia là An Phú Đông, quận 12.
Lịch sử hình thành ngôi miếu nổi gắn liền với truyền thuyết về một ngư dân vớt được pho tượng được cho là tượng của bà Thủy Tế khi đánh cá, ngôi miếu được ra đời để thờ bà.
Trước năm 1975, đây là điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn nhưng sau đó gần như bị bỏ hoang. Đến năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu bỏ tiền sửa sang, khôi phục lại miếu.
Những điểm đặc biệt của Chùa Miếu Nổi Gò Vấp
Cảnh quan đa dạng
Tọa lạc trên một cù lao có diện tích hơn 2500m2, chùa Miếu Nổi được bao quanh bốn bề là sông nước. Phía bờ Tây của miếu là một khu dân cư khá đông đúc và sầm uất, có địa chỉ thuộc phường 5, quận Gò Vấp. Bờ Đông hiện nay là một vùng chuyên canh ở phường An Phú Đông, quận 12. Xung quanh nơi đây vẫn giữ được một phần nét miệt vườn, trù phú của vùng đất Gia Định ngày trước.
Kiến trúc ấn tượng chùa Miếu Nổi
Chùa miếu Nổi có kiến trúc pha lẫn giữa Trung Hoa và Việt Nam. Nhiều hình rồng được cẩn bằng sứ tinh xảo. Bên trong chia làm hai gian: chánh điện phía trước và nơi thờ năm Mẹ phía sau, ngoài sân thờ các vị bồ tát.
Hàng trăm tượng rồng lớn nhỏ được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ. Các pho tượng rồng cũng được ốp bằng mảnh sành sứ nhiều màu sắc, sống động và tuyệt đẹp. Miếu cũng có hàng trăm bức phù điêu trên cột, tường, trần nhà.
Hoạt động đặc sắc tại Miếu Nổi
Tuy ngôi miếu nằm khá xa bờ, di chuyển khó khăn nhưng hàng năm địa điểm này vẫn thu hút khá nhiều du khách tới chiêm bái.
Trước đây, ở miếu sẽ thường xuyên tổ chức các lễ hội vào mùng một, ngày rằm, ngày vía Thần tài. Tuy nhiên, các lễ hội đó ngày nay đã được lược giản một phần và chỉ tổ chức vào rằm tháng Giêng, tháng Hai và tháng Bảy.
Các địa điểm tham quan gần chùa Miếu Nổi Gò Vấp
- Chùa Bửu Long
Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh - Chùa Vĩnh Nghiêm
Địa chỉ: Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), thuộc phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Chùa Ngọc Hoàng
Địa chỉ: Số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Chùa Xá Lợi
89 Bà Huyện Thanh Quan, Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Nhà Thờ Đức Bà
Địa chỉ: 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Dinh Độc Lập
Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Những lưu ý khi đến chùa Miếu Nổi Gò Vấp
- Chùa Miếu Nổi là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
Xem thêm:
- Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
- Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
- Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây
- op 20 địa địa du lịch Sài Gòn
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan