Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Khám phá chùa Keo, Thái Bình: Cổ tự có kiến trúc độc nhất vô nhị

Chùa Keo Thái Bình

Là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, độc đáo, thờ Thánh tổ Dương, chùa Keo Thái Bình còn giữ lại được nguyên vẹn nét kiến trúc xưa có kiến trúc cổ gần 400 năm, một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Keo Thái Bình, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến khám phá Thái Bình sắp tới.

chua keo thai binh 01
Hình ảnh chùa Keo Thái Bình (Lê Minh Huy)

Chùa Keo ở đâu?

Chùa Keo hay còn có tên là chùa Thần Quang Tự, nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Dân gian còn gọi ngôi chùa ở Thái Bình là Keo trên, phân biệt với chùa Keo dưới ở Nam Định, theo dòng chảy của con sông. Mỗi năm, vào những dịp đầu năm mới, chùa Keo thu hút hàng ngàn khách du lịch viếng thăm chùa.

Để di chuyển đến chùa Keo, bạn có thể tham khảo Google Maps

Lịch sử hình thành chùa Keo

Chùa xây dựng vào năm 1632 (thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII) và sau 28 tháng toàn bộ công trình chùa Keo hoàn thành.  Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, độc đáo.

Trải qua gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17 và là ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam.

chua keo thai binh 02
Hình ảnh chùa Keo Thái Bình (Lê Minh Huy)

Kiến trúc chùa Keo Thái Bình

Chùa được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “Nội công ngoại quốc.” Chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình, với 157 gian trên khu đất rộng 58.000 m2. Chùa Keo ngoài thờ Phật còn thờ Thánh (tiền Phật, hậu Thánh). Vị thánh được thờ là Thánh tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý có hiểu biết sâu sắc về Phật học.

Chùa Keo gồm hai cụm kiến trúc chùa thờ Phật và Đền thờ Thánh Dương Không Lộ.

Chùa có 17 công trình với 128 gian, công trình kiến trúc chính như Tam quan, Chùa Phật, Điện Thánh, gác chuông, hành lang, khu tăng xá…. 

Tam quan nội là bộ cánh cửa gian trung quan chạm rồng chầu – một kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỷ XVII. Từ tam quan nội, qua một số sân nhỏ rộng ta đến khu chùa Phật gồm chùa ông Hộ, tòa thiêu hương (ống muống) và điện Phật.

chua keo thai binh 03
Hình ảnh chùa Keo Thái Bình (Hà Nguyễn)

Khu chùa Phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao vào thế kỷ 17, 18 đó là tượng Tuyết Sơn, La Hán, Quan Thế Âm Bồ Tát…

Hai dãy hành lang Đông và Tây được dựng bao quanh chùa Phật-Đền Thánh, phía trước thông qua hàng dậu và Tam quan nội, phía sau kết nối với Gác chuông, hợp thành ô chữ Quốc. Hai dãy hành lang đều được dựng trên mặt bằng hình chữ L, kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói, mỗi dãy 33 gian.

Ngoài các kiến trúc chính, chùa Keo còn một số kiến trúc phụ trợ, như Khu Tăng xá, Nhà khách (phía Đông và phía Tây), trụ sở Ban Quản lý Di tích.

Những điểm nhấn đặc biệt của chùa keo Thái Bình

Gác chuông chùa Keo

Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. 

Công trình này được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau.

Tầng một treo một khánh đá dài 1,20m, tầng hai có quả chuông đồng cao 1,30m đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông năm 1686, tầng ba và tầng thượng treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69m đúc năm 1796.

Gác chuông chùa Keo
Hình ảnh chùa Keo Thái Bình (lee.hinn)

Nơi lưu giữ di vật chùa

Chùa Keo còn là nơi hiện đang lưu giữ và 197 di vật, cổ vật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của chùa (từ thế kỷ XVII đến nay), được tạo tác từ nhiều loại chất liệu (gỗ, đá, đồng), có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc.

Với những giá trị đặc biệt về văn hóa lịch sử, năm 2012, quần thể chùa Keo được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Chùa Keo Thái Bình thờ ai?

Chùa Keo Thái Bình được dựng năm 1632, tên chữ là Thần Quang tự. Ngoài chức năng thờ Phật, chùa Keo Thái Bình cũng như chùa Keo Nam Định còn là nơi thờ Thánh Dương Không Lộ và những người có có công lớn trong việc dựng chùa (Trịnh Thị Ngọc Lễ, Hoàng Nhân Dũng, Trần Thị Ngọc Duyên, Lê Hồng Quốc, Nguyễn Văn Trụ).

Chùa Keo Thái Bình mở hội ngày nào?

Lễ hội xuân – Lễ hội chùa Keo Thái Bình có nhiều trò chơi, trong đó trò chơi kéo lửa thổi cơm là trò chơi cổ được lưu truyền nhiều năm, tham gia chơi có 4 đội đại diện cho các phe.

Hội thu từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Chín âm lịch mang đậm tính chất hội lịch sử, tái hiện lại cuộc đời của Quốc sư Dương Không Lộ.

Năm 2017, lễ hội chùa Keo Thái Bình đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội chùa Keo
Hình ảnh chùa Keo Thái Bình (_ha_hien_)

Những lưu ý khi đến chùa Keo

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Xem thêm:

  • Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
  • Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
  • Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây

_

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Loading...