Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Khám phá chùa Hộ Quốc, Phú Quốc: Địa điểm du lịch tâm linh không nên bỏ lỡ ở đảo Ngọc

Chùa Hộ Quốc Phú Quốc (Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc)

Là ngôi chùa lớn nhất ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chùa Hộ Quốc được ví như chốn bồng lai tiên cảnh tại đảo Ngọc. Đến Phú Quốc đừng nên bỏ lỡ địa điểm du lịch tâm linh này nhé.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Hộ Quốc ở Phú Quốc, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến đi Phú Quốc sắp tới.

 
Chùa Hộ Quốc Phú Quốc
Hình ảnh chùa Hộ Quốc Phú Quốc (Khương Nhựt Minh)

Chùa Hộ Quốc ở đâu?

Địa chỉ Chùa Hộ Quốc Phú Quốc

Là một trong số những ngôi chùa thuộc hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm ở Việt Nam, chùa Hộ Quốc được hoàn thành trong vòng 14 tháng, từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2021. Google Maps

Tổng diện tích xây dựng khoảng 12ha, tương đối lớn so với các công trình chùa chiền khác.

Địa chỉ: Ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Chùa Hộ Quốc ở đâu?
Hình ảnh chùa Hộ Quốc Phú Quốc (Duong Thuy)

Thời gian mở cửa Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc

Giờ mở cửa Thiền viện trúc lâm Hộ Quốc là 6:00 – 18:00 hằng ngày. 

Phong cảnh thiên nhiên quanh chùa mang một vẻ vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Mặt trước của chùa hướng ra đại dương xanh bao la, rộng lớn.

Bên cạnh đó, chùa còn nằm trên trục đường chính của đảo Phú Quốc, kết nối đến các điểm du lịch nổi tiếng khác trên đảo. Chính điều này giúp du khách cũng như Phật tử đến thăm chùa dễ dàng hơn rất nhiều.

Thời gian mở cửa chùa Hộ Quốc 
Nguyễn Đức

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Quốc Hộ Quốc

Cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 25km, đến chùa Hộ Quốc bạn cứ đi xe dọc theo con đường từ trung tâm thị trấn Dương Đông về phía nhà tù Phú Quốc.

Đến cách đường rẽ vào Bãi Sao khoảng tầm 1km, sẽ thấy biển chỉ dẫn vào một lối rẽ nhỏ bên tay trái để lên chùa Hộ Quốc. Bạn đi thẳng khoảng 4km nữa là tới.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Quốc Hộ
Khương Nhựt Minh

Thuyết minh chùa Hộ Quốc Phú Quốc

Ý nghĩa tên chùa Hộ Quốc

Chùa mang tên Hộ Quốc với ý nghĩa trấn giữ bờ cõi đất nước, bảo vệ lãnh thổ Việt Nam và vùng biển đảo xa xôi cực Nam của tổ quốc. Chùa được khởi công từ năm 2011 và chính thức khánh thành vào tháng 12/2012 sau 14 tháng thi công.

Trụ trì chùa Hộ Quốc

Trụ trì chùa Hộ Quốc là Thượng tọa Thích Trúc Thông Kiên.

Kiến trúc chùa Hộ Quốc

Chùa Hộ Quốc được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng thời kỳ Lý – Trần. Vật liệu xây dựng chùa hoàn toàn là từ các cột gỗ lim, nên chiều cao của những gian điện tại chùa cũng bị giới hạn theo chiều cao cột gỗ, tuy nhiên tuổi thọ lên đến hàng nghìn năm.

Quần thể chùa gồm có cổng Tam quan, Chính điện, sân thiên tỉnh, bậc thang, tháp trống, tháp chuông và nhà thờ tổ. Khi tham quan những công trình tại chùa bạn cũng dịp được chiêm ngưỡng các tượng của 18 vị la hán, Bát Nhã Thành Tri và Phổ Hiền Hạnh Nguyên.

Kiến trúc ấn tượng của chùa Hộ Quốc
Khương Nhựt Minh

Cổng Tam quan và sân thiên tỉnh

Cổng gồm có cửa chính tên gọi là Cửa Địa Giác. Bên trái và bên phải cửa chính lần lượt là Cửa Bắt Nhị và Cửa Giải Thoát.

Qua cổng là sân thiên tỉnh, ở chính giữa có tượng Phật ngọc cao gần 3m. Phía sau tượng Phật là đường đi lên Chính điện với 70 bậc thang.

Chính điện

Đi hết các bậc thang là bạn lên tới khu Chính điện. Bảo hộ quanh Chính điện là bức tượng bằng đá của 18 vị La Hán. Hai bên, mỗi bên có 9 tượng.

Bên cạnh chính điện, bạn có thể chiêm ngưỡng bức phù điêu về lịch sử Việt Nam từ những ngày đầu lập nước ở phía bên trái. Trên tượng là hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng với hình tượng trống đồng Đông Sơn và bản đồ Việt Nam.

Hai bên Chính điện là tháp chuông và tháp trống.

Biển chữ bên ngoài Chính điện sử dụng chữ Thuần Việt “Thiền Viện Trúc Lâm Chùa Hộ Quốc Phú Quốc”.

Những lưu ý khi đến chùa Hộ Quốc
Trinh Hai Duong

Tổ đường

Nằm sau chính điện, nhà thờ tổ hay Tổ đường là khu vực thờ Tam thánh tổ. Ba vị Tam thánh tổ của Thiền phái Trúc Lâm gồm có Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang.

Những lưu ý khi đến chùa Hộ Quốc ở Phú Quốc

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình

Xem thêm:

  • Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
  • Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
  • Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Loading...