Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Khám phá chùa Đậu, Thường Tín: “Đệ nhất danh lam” ở Hà Nội

Chùa Đậu 

Chùa Đậu hay Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự, chùa Vua, chùa Bà là ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội nổi tiếng vì bề dày lịch sử – văn hóa, vì những giá trị kiến trúc, mỹ thuật, hấp dẫn du khách bởi những bí ẩn còn hàm chứa.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Đậu Thường Tín, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến đi sắp tới.

Chùa Đậu Hà tây cũ
Hình ảnh chùa Đậu từ trên cao. Ảnh Báo Tin tức

Chùa Đậu ở đâu?

Tọa lạc tại thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, chùa Đậu nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 25km.

Từ trung tâm Hà Nội đến chùa Đậu, bạn di chuyển theo Quốc lộ 1A cũ hướng Thường Tín. Đến xã Nguyễn Trãi rẽ phải, di chuyển khoảng 2km nữa là có biển chỉ dẫn đến chùa.

Hoặc bạn có thể lên đi bus số 06 tuyến Giáp Bát – Phú Xuyên, rồi xuống ở bến Quất Động. Rẽ hướng tây vào Khu Công nghiệp Quất Động đi 1,7km sẽ gặp biển chỉ dẫn lối vào chùa Đậu. 

Trước kia, khu vực Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây (bây giờ địa giới hành chính đã đổi tên) nên nhiều du khách sẽ tìm chùa Đậu Hà Tây thay vì chùa Đậu Hà Nội như hiện tại. 

Tham khảo: Chùa Đậu Google maps.

chua dau ha noi 02
vietnamarts

Lịch sử hình thành và xây dựng chùa Đậu

Theo sử sách ghi lại, chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, cách đây gần 2.000 năm. Chùa cũng đã được sửa chữa, tôn tạo nhiều lần. 

Dưới thời phong kiến, Chùa Đậu chủ yếu dành cho các bậc Vua, quan vãn cảnh, lễ bái, người dân chỉ được vào lễ trong ba ngày có hội, nên gọi chùa Vua. Tại đây Bồ Tát hiện thân nữ nên  còn có tên gọi khác là chùa Bà. Ngay từ khi mới lập, chùa đã nổi tiếng linh thiêng. Các bậc trí sĩ tới cầu mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an… từ đó dân gian còn có tên gọi là chùa Đậu (Đậu cũng có nghĩa là Thành Đạt.)

Chùa Đậu đã qua nhiều đời sửa chữa, tôn tạo. Đặc biệt, tới đời Vua Lê Thần Tông (thế kỷ XVII), chùa được phong “Đệ nhất danh lam”. Sử sách ghi lại, các bậc Vua quan khi đến đây lễ bái, cầu an đều rất linh ứng.

Đầu năm 2013, chùa Đậu từng “kêu cứu” bởi tình trạng xuống cấp, tường bao lở loét, nhà tả vu và đặc biệt là gác chuông xiêu vẹo, dột nát đến mức phải cảnh báo người dân không lại gần.

Năm 2014, dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Đậu đã được trình lên các đơn vị chức năng thẩm định.

Đến ngày 4/3/2021, dự án tu bổ, tôn tạo chùa Đậu được khởi công và hoàn thành trong cùng năm.

Lịch sử hình thành chùa Đậu
Hình ảnh chùa Đậu Thường Tín (tamintrang)

Kiến trúc độc đáo của chùa Đậu

Ngôi chùa được xây dựng với quy mô tổng thể lớn, kết cấu theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Trong khuôn viên chùa có các công trình kiến trúc thờ Phật, được bố cục giống như hình chữ công, xung quanh được quây kín bởi các cụm kiến trúc khác tạo thành hình chữ “国” (Quốc) theo mẫu chữ hán.

Khuôn viên chùa bao gồm: Tam quan, nhà tả vu – hữu vu, tiền đường, tam bảo, nhà tổ. Trong chùa còn lưu nhiều di vật và đồ thờ cổ có giá trị như đôi rồng đá, khánh, chuông… Chùa Đậu hiện nay vẫn giữ được 6 bia đá khắc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Tấm bia “Pháp Vũ Tự tạo lệ bi” cho biết nhà sư trụ trì Đạo Tâm từng giữ chức Tăng lục ty Tăng thống, một vị trí cao trong giới Phật giáo lúc bấy giờ.

Chùa Đậu ở đâu?
Hình ảnh check in chùa Đậu Thường Tín (Pham Mum Mim)

Trong chùa còn treo hai tấm biển gỗ sơn son thếp vàng, khắc bài thơ chữ Nôm của chúa Trịnh Căn (1682-1709) và chúa Trịnh Cương (1709-1729). Đôi rồng đá và chiếc khánh đồng đúc năm 1774 với bài minh soạn bởi danh sĩ đời vua Lê Hiển Tông là Phan Trọng Phiên.

Điểm đặc biệt của chùa Đậu Thường Tín

Bên cạnh nét kiến trúc độc đáo, chùa Đậu còn có hai pho tượng là nhục thân của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã trụ trì chùa vào khoảng thế kỷ XVII. Kiểm tra X-quang cho biết, toàn thân hai vị thiền sư không có vết đục đẽo, không có hiện tượng rút bỏ nội tạng…

Trải qua gần 400 năm tồn tại thân thể của hai ngài vẫn không hề bị hủy hoại. Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh cao 57cm, nặng 7,5 kg, thiền sư Vũ Khắc Trường cao 75cm, nặng 31 kg

Sơ đồ tham quan chùa Đậu

Sơ đồ tham quan chùa Đậu
Sơ đồ tham quan chùa Đậu. Ảnh TTX

Lưu ý khi đến chùa Đậu Thường Tín

  • Nên ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ chỉnh tề, mặc đồ tối màu, kín đáo.
  • Các bạn có thể mua đồ về làm quà lưu niệm nhưng không nên quá tin những lời mê tín dị đoan quá đắt.
  • Khi đi chùa, mọi người nên mang theo tiền lẻ để đi lễ chùa và có thể quyên góp. Không nên chà tiền và rải tiền khắp nơi.
  • Không gây ồn ào vì không gian trong chùa rất yên tĩnh.

Xem thêm:

  • Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
  • Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
  • Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây
  • Tổng hợp 20 điểm du lịch Hà Nội

_

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Loading...