Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Khám phá chùa Châu Thới: Cổ tự cổ nhất tại Đông Nam Bộ

Chùa Châu Thới

Là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất tại vùng Đông Nam Bộ, chùa Châu Thới ghi dấu ấn của sự hình thành và phát triển Phật giáo Bắc tông và cũng là danh thắng nổi tiếng của Bình Dương.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Châu Thới Bình Dương, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến khám phá sắp tới.

Chùa Châu Thới
Hà Nội Mới

Chùa Châu Thới ở đâu?

Được mệnh danh là một thắng cảnh giữa một vùng đồng bằng rộng lớn, chùa Châu Thới ẩn hiện sau rặng những hàng cây cối xanh rì, xung quanh có nhiều hồ nhân tạo tuyệt đẹp.

Địa chỉ: Núi Châu Thới, thuộc địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Châu Thới

Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về hướng Đông Bắc, bạn chỉ mất chưa đầy một tiếng đồng hồ đi xe là có thể tới chùa núi Châu Thới.

Đường lên chùa Châu Thới

Từ TP Hồ Chí Minh, bạn đi dọc theo Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận, đi dọc theo Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A và Quốc lộ 1K để đến Châu Thới tại Bình An, Thị xã Dĩ An. Đi tiếp Châu Thới là bạn sẽ gần tới chùa tại Xã Bình Thắng.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Châu Thới
Hình ảnh chùa Châu Thới Bình Dương (Nguyễn Trần)

Từ đây, du khách sẽ có 2 lựa chọn để lên tới chùa Châu Thới:

– Một là đi bộ leo lên 220 bậc thang xi măng, vừa leo núi vừa ngắm cảnh thiên nhiên xanh mát.

– Hai là chạy xe thêm một đoạn nữa sẽ thấy con đường dành cho xe đi thẳng lên núi.

Tham khảo: Chùa Châu Thới Google maps

Lịch sử hình thành chùa Châu Thới Bình Dương

Theo tài liệu ghi lại, ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng năm 1612, đầu thế kỷ 17. Do thiền sư Khánh Long trên bước đường vân du hoằng pháp lên đồi Châu Thới đã nhìn thấy cảnh sông núi hữu tình, nhà Sư đã cất một thảo am nhỏ để tu tịnh. Sau một thời gian thì thảo am được gọi với cái tên là chùa Hội Sơn và cuối cùng là chùa Núi Châu Thới.

Kiến trúc chùa Châu Thới

Nhìn từ trên Chùa Châu Thới bạn sẽ được ngắm nhìn mặt hồ trong xanh, phẳng lặng và những tán cây xanh rợp bóng mát tạo nên một màu xanh mướt.

Hiện Chùa là một quần thể kiến trúc vô cùng đa dạng và phong phú bao gồm ngôi chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Diêu Trì Kim Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu và cả điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Kiến trúc độc đáo chùa Châu Thới Bình Dương được thể hiện ở chỗ: phần mái chùa sử dụng các mảnh xứ đắp lên con rồng. Điểm đặc biệt thứ 2 đỉnh mái chùa có 9 chú rồng nhìn về chín hướng khác nhau như trấn giữ phong ấn cho chùa.

Kiến trúc chùa Châu Thới
Hình ảnh chùa núi Châu Thời Bình Dương (Nguyễn Trần)

Chùa núi Châu Thới Bình Dương có gì?

Hòn đá trấn yểm ngôi chùa

Khi đi bộ lên chùa Châu Thới ở bậc thang thứ 170  bạn sẽ gặp một hòn đá to chắn ngang đường lúc nào nhang khói cũng nghi ngút. Đó là hòn đá thiên trấn giữ ngôi chùa.

Trong quá trình trùng tu xây dựng chùa Châu Thới để tạo bậc thang lên chùa. Người ta đã tiến hành phá bỏ nhiều tảng đá chắn ngang đường riêng chỉ có một hòn đá không thể phá vỡ được không thể hiểu được lý do vì sao.

Tượng phật 

Tới đây tham quan sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những pho tượng Phật, Quán Thế Âm lớn được đúc bằng đồng hoặc đá cẩm thạch. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít có tuổi đời hơn 100 năm.

Chùa Châu Thới có gì?
Nguyễn Trần

Rồng cỡ lớn ghép từ gốm sứ

Nét nổi bật nhất trong trang trí kiến trúc của ngôi chùa trên núi ở Bình Dương đó chính là sử dụng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc khác nhau gắn kết lại tạo thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa. Điểm nhấn của chùa chính là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên đài hoa sen, trên tay cầm dương liễu vẩy nước cam lồ trong bình thanh tịnh trông thật đẹp mắt.

Rồng cỡ lớn ghép từ gốm sứ  chùa Châu Thới
Hình ảnh chùa núi Châu Thới (Mây)

Những lưu ý khi đến chùa Châu Thới

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Vì là chùa đạo Phật nên không được dâng lễ đồ mặn, chỉ nên dâng hoa quả trà bánh thuần chay. Khi dâng lễ nên xếp lễ, xếp hoa vào khay riêng và đặt tại nơi theo sự hướng dẫn của nhà chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Xem thêm:

  • Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
  • Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
  • Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Loading...