Chùa Bút Tháp Bắc Ninh (But Thap Pagoda)
Là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và rất linh thiêng, chùa Bút Tháp Bắc Ninh được xem là 1 trong số ít những ngôi chùa vẫn giữ được vẻ nguyên vẹn, sơ khai như lúc ban đầu.
Đặc biệt, tại chùa Bút Tháp còn lưu giữ bốn nhóm bảo vật quốc gia vô cùng quý giá.
Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Bút Tháp Bắc Ninh (But Thap Pagoda), hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến đi sắp tới.
Chùa Bút Tháp ở đâu?
Nằm ven dòng sông Đuống, chùa Bút Tháp có tên chữ là Ninh Phúc tự, thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Google Maps
Cách di chuyển đến chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh
Do không quá cách xa Thủ đô nên từ Hà Nội bạn có thể dễ dàng di chuyển đến địa điểm bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Bạn có thể chạy xe từ Ngã Tư Sở đến Khuất Duy Tiến đến bán đảo Linh Đàm và đi lên cầu vượt. Sau đó đi theo hướng QL1B là đến Bắc Ninh. Khi đến Bắc Ninh, bạn tiếp tục di chuyển theo tuyến đường QL38 sau đó đi qua cầu Hồ. Tiếp theo rẽ phải tại cầu Hồ rồi di chuyển vào đường Thiên Đức khoảng 9km nữa là đến.
Phương tiện công cộng
Từ Hà Nội bạn bắt tuyến xe 204 tại bến Lương Yên. Đến thị trấn Hồ bạn xuống và bắt xe ôm hoặc taxi đi thêm khoảng 6km để đến chùa Bút Tháp.
Lịch sử hình thành chùa Bút Tháp Thuận Thành Bắc Ninh
Chùa Bút Tháp được xây vào thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Chùa được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Trải qua rất nhiều năm lịch sử nhưng chùa vẫn giữ nguyên vẹn cái vẻ đẹp cổ kính vốn có của nó. Đây cũng là một trong những ngôi chùa ở Việt Nam được chứng nhận là di tích Quốc gia.
Kiến trúc độc đáo chùa Bút Tháp Bắc Ninh
Kiến trúc chính của chùa được quay theo hướng Nam theo đạo Phật, bố trí cân xứng nhưng hết sức tự nhiên và chặt chẽ. Đây là hướng của trí tuệ, bát nhã và nằm trên một trục dài hơn 100m.
Khu trung tâm của tháp bao gồm 8 nếp nhà nằm ngang, chạy song hành và được bố trí trên một trục dọc theo mô hình đường thần đạo.
Khu vực ngoài cùng tháp là Tam Quan, tiếp đến là Gác Chuông và các tòa thờ khác. Bên trái ngôi chùa có nhà thờ Chiết Tuyết và ngôi tháp đá Báo Nghiêm gồm 8 mặt, 5 tầng cao 13m. Đây là nơi táng xá lị của thiền sư Chiết Tuyết.
Hai bên dọc theo tòa Tiền Đường là hai nhà bia và hai dãy hành lang chạy dọc theo chiều dài ngôi chùa.
Chùa Bút Tháp thờ ai?
Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp
Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp là 1 trong 4 bảo vật quốc gia tại chùa Bút Tháp được Nhà Nước công nhận. Ngoài tượng Phật Quan Âm thì còn có: Bộ Tượng Phật Tam Thế, Hương Án và tòa Cửu Phẩm Liên Hoa cũng được vào danh sách trên.
Tượng có tuổi đời đã rất nhiều năm, được điêu khắc vào năm 1656. Tượng có chiều ngang là 2.1m, chiều cao 3.7m, dày 1.15m. Gọi là tượng phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt vì tượng có tất cả 11 đầu, 952 cánh tay ngắn và 42 tay dài. Đây được xem như một tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ độc nhất vô nhị mang nhiều ý nghĩa về Phật Giáo.
Tháp Báo Nghiêm
Tháp Báo Nghiêm thờ Hòa thượng Chuyến Chuyết. Đây cũng là một trong những công trình lâu năm nhất tại chùa được xây từ năm 1647 thời vua Lê Chân Tông.
Tháp có cửa chính quay về hướng Nam có chiều cao hơn 13m, 5 mặt, mỗi mặt dài hơn 2m tạo thành hình khối bát giác.
Tháp có thiết kế rất độc đáo, nhỏ dần từ thấp lên cao giống như hình một chiếc bút khổng lồ giữa bầu trời xanh.
4 bảo vật Quốc Gia
Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc, hiện trong chùa Bút Tháp còn lưu giữ bốn nhóm bảo vật quốc gia là: tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay được công nhận năm 2012 và ba pho tượng Tam Thế, tòa Cửu phẩm liên hoa, Hương án cùng được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020.
Những lưu ý khi đến chùa Bút Tháp Bắc Ninh
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
Xem thêm:
- Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
- Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
- Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây
_
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan