Du lịch Lai Châu
Những năm trước đây, Lai Châu không phải mảnh đất hứa về du lịch. Tuy nhiên, nhờ sự nhạy bén, bắt kịp với xu hướng cuộc sống, du lịch Lai Châu đã dần mở ra những chặng đường mới, bước tiến mới. Qua thời gian, Lai Châu trở thành cái tên trên bản đồ Việt Nam được các phượt thủ (du lịch phượt Lai Châu) đặc biệt quan tâm.
Lai Châu nằm ở đâu trên bản đồ Việt Nam?
Lai Châu là một tỉnh biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của nước ta. Tỉnh giáp với Trung Quốc, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái. Vì là một tỉnh biên giới nên điều kiện kinh tế xã hội còn đang trong giai đoạn tìm hướng đi mới. Đây là nơi người dân tộc thiểu số sinh sống.
Tỉnh Lai Châu có những dãy núi trùng điệp, nhấp nhô tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên mỹ miều. So với Sa Pa – Lào Cai cũng là một tỉnh biên giới thì Lai Châu dường như lép vế hơn. Tuy nhiên, để tạo dấu ấn riêng, Lai Châu cũng đã từng bước dám thay đổi để nâng cao đời sống người dân, phát triển mạnh mẽ kinh tế. Du lịch Lai Châu trở thành một hướng đi tiềm năng cho tỉnh biên giới.
Bản đồ du lịch Lai Châu
Du lịch Lai Châu vào thời gian nào?
Vì ảnh hưởng của khí hậu biên giới phía Bắc nên nhiệt độ ở Lai Châu quanh năm ôn hòa. Tuy nhiên, vào một số thời điểm, khu vực miền núi phía Bắc sẽ có mưa, tuyết hoặc sạt lở đất. Trước khi bắt đầu chuyến hành trình du lịch Lai Châu, du khách nên theo dõi thời tiết.
Nếu muốn ngắm lúa ở Mù Căng Chải và cánh đồng Mường Than ở huyện Than Uyên thì hãy du lịch Lai Châu vào tháng 9- 10 trong năm.
Một số du khách lựa chọn du lịch Sa Pa sau đó tới thăm đèo Ô Quý Hồ để khám phá Lai Châu. Con đèo này nối Sa Pa và Lai Châu nên được khá nhiều bạn trẻ mong muốn một chuyến đi đặt chân tới 2 vùng đất.
Vào khoảng tháng 3-4, bạn có thể tới du lịch Lai Châu để ngắm mây ở Sìn Hồ.
Thời gian còn lại, khí hậu Lai Châu có mưa nên không được nhiều du khách lựa chọn.
Thời tiết Lai Châu 10 ngày tới
Để hành trình khám phá Lai Châu diễn ra thuận lợi hơn, bạn nên xem dự báo thời tiết Lai Châu 10 ngày tới, từ đó có những chuẩn bị cho thích hợp. Chương trình Dự báo thời tiết Lai Châu 10 ngày tới được cập nhật theo giờ, thích hợp cho các chuyến du lịch.
Các phương tiện du lịch Lai Châu
Hiện nay, điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã khá thuận lợi cho việc đi lại. Du khách có thể lựa chọn một số cách di chuyển như: phương tiện cá nhân, xe khách.
- Phương tiện cá nhân: Lấy Hà Nội là điểm xuất phát, quãng đường từ Hà Nội tới Lai Châu dài 420 km nên du khách đi bằng phương tiện cá nhân thì nên cân nhắc. Nếu đi bằng xe máy, thời gian di chuyển có thể lên tới 5-6 giờ đồng hồ. Nếu đi bằng xe ô tô cá nhân thì thời gian rút ngắn hơn nhưng người lái sẽ hao tổn về sức khỏe. Tuy nhiên, ưu điểm của cách di chuyển này là bạn có thể ngắm cảnh trên đường, tận hưởng không khí và tiết kiệm chi phí.
- Xe khách: Đây là lựa chọn tốt nhất cho du khách đi du lịch Lai Châu. Du khách có thể ra bến xe Mỹ Đình để bắt xe đi thành phố Lai Châu. Giá vé xe đi từ Hà Nội đến Lai Châu khoảng 400.000 -500.000 VNĐ/ 1 vé. Sau đó, từ Lai Châu, du khách bắt xe đi đến các huyện để thăm quan, du lịch.
- Lai Châu – Than Uyên
Giờ xuất bến : 6h30; 10h00; 12h30;13h15; 14h30 - Lai Châu – Mường Tè
Giờ xuất bến : 5h30; 6h15; 7h00 - Lai Châu – Sìn Hồ
Giờ xuất bến : 6h00; 13h30 - Lai Châu – Pa Há
Giờ xuất bến : 6h30; 13h00 - Lai Châu – Dào San
Giờ xuất bến : 5h15 - Lai Châu – Mường So
Giờ xuất bến : 12h
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể lựa chọn các chuyến xe limousine để đưa đón tận nơi.
- Thế Anh limousine
Hotline: 0971568568
- Toàn Thắng limousine
Hotline: 0981828566
- Phúc An limousine
Hotline: 0973 098098
Một số nhà nghỉ, homestay đẹp nức tiếng du lịch Lai Châu
Homestay là lựa chọn lưu trú lý tưởng nhất đối với chuyến du lịch Lai Châu. Bởi lẽ, do địa hình đi lại còn khó khăn nên việc xây dựng các khách sạn hạng sang chưa thực hiện được. Thay vài đó, một số chủ hộ tư nhân có vốn đầu tư cải tạo nên những ngôi nhà của người dân để làm homestay. Ở trong những homestay như vậy, du khách có thể cảm nhận được rõ nét đời sống của người dân và có chi phí rẻ hơn.
- Chang A Chình Homestay
Địa chỉ: Bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Số điện thoại liên hệ: 0356 201 939
- Sùng A Sỉnh Homestay
Địa chỉ: Bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu
Số điện thoại liên hệ: 0915 343 201
- Vàng A Chỉnh Homestay
Địa chỉ: bản Sin Suối Hồ, Phong Thổ, Lai Châu
Số điện thoại liên hệ: 0912 019 475
- Bà Sánh Homestay
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Sìn Hồ, Lai Châu
Số điện thoại liên hệ: 0349 434 628
- Nông Văn Quyết Homestay
Địa chỉ: bản Vàng Pheo, Phong Thổ, Lai Châu
Số điện thoại liên hệ: 0353 842 720
Vi vu khắp Lai Châu để khám phá các địa điểm du lịch độc đáo
- Đèo Ô Quy Hồ: Đèo nối liền Sa Pa và Lai Châu, vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn. Đèo mang khí hậu mát mẻ, dễ chịu, cây cối mọc um tùm quanh năm.
- Cọn nước Nà Khương và đồi chè Bản Bo: Cách Tam Đường 9 km, địa điểm du lịch lai Châu này khá ấn tượng bởi du khách chiêm ngưỡng được nếp sinh hoạt của người dân. Người dân ra đây lấy nước suối về sinh hoạt. Du khashc tới đây check in vô vàn bức ảnh sống ảo. Đồi chè bản Bo ngay gần đó mang màu xanh mát, vô cùng ấn tượng.
- Bản Nà Luồng: Đây là nơi dân tộc Lào sinh sống có 94 hộ gia đình, hơn 400 nhân khẩu. Đời sống người dân tự cung tự cấp. Người dân thích các làn điệu dân ca, dân vũ, đặc biệt là điệu múa xòe và lăm vông.
- Bản Hon: Dân tộc Lự và Mông sinh sống chủ yếu ở đây. Bản Hon 1 có gần 90 hộ và Bản Hon 2 có gần 70 hộ sinh sống. Người dân giữ gìn nét văn hóa nguyên bản của mảnh đất này.
- Sì Thâu Chải: Đây là nơi người Dao sinh sống, cách trung tâm 6km. Nơi đây không khí mát mẻ, trong lành và mây trôi trắng cả bầu trời.
- Nùng Nàng: Cách trung tâm 3km, bản Nùng Nàng là nơi sinh sống của người Mông. Du lịch Lai Châu bạn nên một lần đặt chân tới đây để khám phá văn hóa đặc trưng.
- Thác Tác Tình: Dòng nước chảy mạnh, đổ thẳng xuống tạo màn nước trắng xóa, đẹp vô cùng, Du khách đến đây check in khá nhiều.
- Động Tiên Sơn: Trong động có nhiều thạch nhũ, có dòng suối vắt qua. Không khí bên trong động mát mẻ, dễ chịu.
- Pu Sam Cap: Là một quần thể gồm nhiều hang động nằm trên hệ thống núi Pu Sam Cap có độ cao từ 1.300m đến 1.700m so với mực nước biển.
- Suối nước nóng Phiêng Phát: Du khách tới du lịch Lai Châu đến đây để có những giây phút thư giãn, thoải mái xương khớp.
- Đèo Khau Cọ: Đứng có đây quan sát hầu hết cánh đồng Mường Than, là cánh đồng lớn thứ ba của vùng Tây Bắc.
- Chợ Sừng Sì Lờ Lầu: Chợ nằm ở xã chót cùng trong vòng cung 8 xã biên giới của huyện Phong Thổ. Chợ họp sáu ngày một lần. Đây là nơi người Hà Nhì, Dao Đỏ, Mông đến mua, bán, trao đổi hàng hoá.
- Bản Vàng Theo: Bản Vàng Pheo là nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà sàn cổ, một nét đặc biệt làm nên bản văn hoá. Du lịch tới Lai Châu, du khách sẽ tham gia lễ hội Nàng Han (rằm tháng 2 âm lịch), Then Kin Pang (mùng 10/3 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu (rằm tháng 9 âm lịch) Lễ hội bản Vàng Pheo.
- Sìn Hồ:Cao nguyên Sìn Hồ được mệnh danh là nóc nhà của Lai Châu. Ở đây, du khách có thể ngắm mây trên núi, vô cùng đẹp mắt.
Một số món ăn mang đậm bản sắc của người Lai Châu
- Thịt lợn trộn lá chua: Ở Lai Châu, người dân nuôi lợn rừng. Từ thịt lợn rừng người dân chế biến ra một số món ăn độc đáo như: thịt lợn gác bếp, thịt lợn hun khói, thịt lợn cắp nách. Tuy nhiên, món thịt lợn lá chua ấn tượng hơn cả. Lá Chua mọc ở rừng quanh năm, người dân mang về giã nhỏ, thêm ớt, hạt Dổi. Sau đó, trộn với thịt lợn tươi ăn rất ngon.
- Cá suối nướng người Thái: Cá bắt từ suối là những con cá tươi ngon, vẫn còn bơi trong nước. Cá không mổ bụng mà mổ sống lung, được cạo vẩy sạch sẽ. Mắc khén, rau thơm rừng, hạt sen, lá húng, củ sả, ớt, xúp, mì chính là những gia vị dung để ướp cá. Xiên que tre vào giữa để nướng cá trên bếp củi. Que nướng cá quay đều hoặc đảo úp hai mặt cho cá chín đều, vàng ươm mà không cháy bên trong.
- Cá bống vùi tro: Các loại gia vị sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén … lá húng, và lá hom húng phải được băm nhỏ, lá dong phải là lá bánh tẻ, khổ to vừa không bị rách và rưả sạch để khô để ướp cá. Cá bống chọn con cá sống, còn bơi. Ướp cá với gia vị 15 – 30 phút rồi đó cho vào bếp để nướng chín với tro.
- Xôi tím: Ngâm gạo nếp trong vogng 6-8 tiếng để gạo nếp nở ra. Luộc lá khẩu để lấy nước màu tím. Xôi nấu cùng nước lá khẩu tạo màu và tạo vị ấn tượng.
- Măng trộn hoa ban: Để măng không bị đắng, người dân ngâm nước trong 30 phút rồi vớt ra rửa sạch. Măng trộn với hoa ban ăn thơm, giòn.
- Nộm rau dớn: Rau dớn là món rau đặc trưng của người Lai Châu. Người dân trước khi làm nộm thì luộc qua rau sau đó trộn gia vị gồm gừng, ớt, dấm,…
- Trứng kiến: Ướp gia vị với lá dong. Gạo nếp ngâm nước cho nở ra rồi nấu. Món ăn thơm, ngon, ăn bùi bùi.
- Bánh đen Sìn Hồ: Đây là món bánh đặc trưng của người Sìn Hồ. Bánh đen được làm từ gạo nếp và cây màng tang, thịt ba chỉ làm nhân bánh.
- Khâu phục: Món bánh làm từ thịt ba chỉ hầm cách thủy. Món ăn mang nét đặc sắc của người Nùng.
- Bánh trưng đen: Khác với món bánh của người Kinh, bánh trưng đen làm với cây màng tang, gạo nếp có màu đen, bên trong nhân thịt ba chỉ.
Ẩm thực của người dân Lai Châu khá phong phú và đa dạng mang nhiều nét đặc trưng vùng miền phù hợp với du khách khắp mọi miền.
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch Lai Châu – mảnh đất mang nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc thiểu số. Hy vọng bạn có chuyến trải nghiệm đáng nhớ tại mảnh đất vùng cao này.
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan