Trung Quốc là một quốc gia vốn nổi tiếng với nền văn hoá lâu đời và còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Ngày Tết Nguyên đán Trung Quốc cũng được coi là ngày lễ hội với những tập tục mang đậm nét truyền thống của đất nước đông dân nhất thế giới.
Tết Nguyên đán Trung Quốc tồn tại hơn 4000 năm?
Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc có lịch sử hơn 4000 năm và đã gắn liền với rất nhiều các truyền thuyết dân gian. Đặc biệt, đối với người Hoa, ai ai cũng biết truyền thuyết kể về thú thần thoại Nian. Tên của loài thú này có phát âm gần giống với từ “năm” trong tiếng Trung Quốc.
Tương truyền rằng, vào đêm giao thừa hàng năm, nó sẽ xuất hiện để ăn thịt người và gia súc. Để xua đuổi con quái vật này, người Trung sẽ bày giấy đỏ, đốt tre, châm lửa và mặc áo quần màu đỏ. Đến ngày nay, những phong tục này vẫn được người dân Trung Quốc gìn giữ cẩn thận.
Kể từ thời đại nhà Ngụy và nhà Tấn (220-420), ngoài truyền thống thờ cúng thần linh và tổ tiên, người Trung đã bắt đầu có những hoạt động khác vào ngày Tết Nguyên đán.
Vì vậy, phong tục dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, cả gia đình cùng nhau thưởng thức mâm cơm giao thừa và chờ đợi đến thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới được bắt nguồn từ dân gian.
Sự thịnh vượng vượt bậc của nền kinh tế và văn hóa giữa các triều đại nhà Đường, Tống, Thanh cũng là một trong những lý do dẫn đến sự phát triển của ngày Tết cùng nhiều hoạt động khác nhau ra đời. Những truyền thống ấy vẫn được con cháu gìn giữ cho đến ngày nay như đốt pháo vào đêm giao thừa, thăm hỏi người thân và thưởng thức món sủi cảo vào ngày Tết.
Người Trung Quốc làm gì trong ngày Tết cổ truyền?
Người Trung Quốc có thói quen mua sắm thực phẩm, quần áo và các vật dụng trong gia đình trước Tết khoảng nửa tháng. Sau đó, cách Tết khoảng 3 – 4 ngày họ sẽ cùng nhau dọn dẹp vệ sinh nhà cửa với mong muốn xua đuổi các điều không may mắn của năm cũ.
Thông thường, các thành viên trong nhà sẽ dành những ngày nghỉ trước Tết của mình để cùng nhau quét dọn giúp tăng cường tinh thần đoàn kết.Sau khi dọn dẹp nhà cửa, người Trung sẽ bắt đầu trang hoàng lại ngôi nhà của mình với những câu đối đỏ. Họ quan niệm rằng, màu đỏ sẽ đem đến cho gia chủ những điều tốt đẹp.Bên cạnh đó, các câu đối đỏ và đèn lồng đỏ cũng sẽ được bày biện khắp nơi từ đường phố đến cơ quan làm việc, xí nghiệp, trường học, bệnh viện,…
Cũng giống như Việt Nam, vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau sum họp bên mâm cỗ và thưởng thức bữa cơm cuối cùng trong năm. Tất cả các thành viên sẽ ngồi lại cùng nhau, ăn những món ăn ngon và kể về những điều đã xảy ra trong năm vừa qua. Sau đó, mọi người sẽ cùng nhau tụ tập tại khu vực quảng trường để đón chờ khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới vô cùng thiêng liêng.
Khi pháo hoa bắt đầu bắn lên làm sáng rực cả bầu trời, họ sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Vào những ngày đầu tiên của năm mới, các ngôi chùa tại Trung Quốc sẽ trở nên đông nghịt vì mọi người sẽ đổ về đây để cúng bái và cầu nguyện những điều may mắn trong năm mới.
Ngoài ra, trong nhưng ngày Tết Nguyên đán Trung Quốc, một số ngôi chùa còn tổ chức các hoạt động thú vị để đón chào năm mới như múa lân tại sân đình. Cùng nhau du lịch Trung Quốc tìm hiểu Tết Nguyên Đán của Trung Quốc nhé.
Để biết thêm chi tiết về tour Tết Nguyên đán Trung Quốc 2023 cũng như lịch trình cụ thể, du khách tham khảo tại: https://transviet.com.vn/tourevent/TET23 |