Chùa Thiên Mụ
Được coi là một trong những biểu tượng của xứ Huế từ xa xưa, chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là chùa Linh Mụ, Huế) không chỉ là nơi yên tĩnh, là điểm điểm đến linh thiêng cho các tín đồ Phật tử từ khắp mọi miền mà còn lưu truyền những câu chuyện bí ẩn truyền lại về sau.
Vì lẽ đó, chùa Thiên Mụ là một trong những địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong hành trình khám phá cố đô Huế. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin để bạn nếu có dịp đến Huế, ghé thăm chùa Thiên Mụ cổ kính.
- Xem thêm: Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam
Giới thiệu chung về chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ ở đâu?
Được xem là biểu tượng tôn giáo, tâm linh, chùa Thiên Mụ, Huế sở hữu khung cảnh nên thơ trữ tình, là mọt trong những ngôi chùa đẹp nhất trong khu vực Đàng Trong. Chùa tọa lạc ngay trên đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Kim Long, thành phố Huế.
- Xem thêm: Ấn tượng tour du lịch nghe ca Huế trên sông Hương bằng thuyền rồng
Giờ mở cửa
Chùa Thiên Mụ mở từ 8h đến 18h mỗi ngày.Thời điểm nào lý tưởng nhất có lẽ là khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 – thời tiết vô cùng sễ chịu, mát mẻ.
Bên cạnh đó, chùa Thiên Mụ cũng không thu phí tham quan của du khách.
- Xem thêm: Dự báo thời tiết Huế 3 ngày tới, tự động cập nhật cho du lịch
Lịch sử và ý nghĩa tên chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601) đời chúa Nguyễn Hoàng. Đây là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Huế với tuổi thọ hơn 400 năm.
Trong một lần cưỡi ngựa dọc sông Hương, chúa Nguyễn Hoàng bắt gặp ngọn đồi Hà Khê – giống như một con rồng đang quay đầu nên đã cho xây một ngôi chùa hướng ra mặt sông và đặt tên là Thiên Mụ.
Năm 1862, vì rất mong mỏi có con nối dõi tông đường, vua Tự Đức đã đổi tên thành Linh Mụ vì sợ Thiên (nghĩa là trời) phạm đến trời. Đến năm 1869, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn cho dùng lại tên Thiên Mụ.
Những câu chuyện bí ẩn về chùa Thiên Mụ
Từ xa xưa có lời kể rằng vào thời chúa Nguyễn đáng cai trị ở Đàng Trong vẫn còn tư tưởng phong kiến ” cha mẹ đặt đâu con ngồi đó ” vô cùng nặng nề. Lúc bấy giờ, có một cô gái là con gái của một vị quan giàu có đem lòng yêu chàng trai mồ côi, nhà nghèo. Hai người yêu nhau nồng thắm nhưng lại bị gia đình cô gái ngăn cấm. Vì quá đau buồn, cặp đôi trai gái đã quyết định ra bến thuyền Mụ để tự vẫn. Tuy nhiên chỉ chàng trai đã chết dưới dòng sông Hương còn cô gái lại được dân làng cứu sống.
Một thời gian sau, cô gái đã dần quên đi chàng trai. Còn chàng trai vì quá oán hận nên đã “nhập” vào chùa Thiên Mụ và nguyền bất kì đôi trai gái nào khi đến đây cũng sẽ bị đỗ vỡ và chia tay.
Mặc dù chỉ là những câu chuyện truyền miệng của nhân dân, thế nhưng rất nhiều cặp đôi khi đang yêu nhau thường hạn chế không đến chùa Thiên Mụ đó.
- Xem thêm: Du lịch Huế 2021 – Cẩm nang khám phá mảnh đất Cố đô cổ kính, trầm mặc
Địa điểm tham quan ở Chùa Thiên Mụ
Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực: Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan, đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh), tháp Phước Duyên…
Khu vực phía trong cửa Nghi Môn gồm các điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, phía sau cùng là vườn thông tĩnh mịch. Dưới đây là một số địa điểm chính cho khách tham quan.
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan là cổng chính dẫn vào chùa với cấu trúc 2 tầng, 8 mái và có 3 lối đi. Tại mỗi lối qua cổng đều có cửa ván bằng gỗ, hai bên đặt những bức tượng hộ pháp chấn giữ. Bước qua cổng Tam Quan bạn sẽ được chiêm ngưỡng 12 tác phẩm điêu khắc những người bảo vệ đền thờ khổng lồ bằng gỗ.
Tháp Phước Duyên
Là một biểu tượng gắn với chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên được xây dựng vào năm 1844, cao 21m, gồm 7 tầng, mỗi tầng thờ một đức Phật khác nhau. Bên trong tháp có một cầu thang hình xoắn ốc dẫn từ tầng thấp nhất lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.
Điện Đại Hùng
Điện có kiến trúc kiểu “Trùng thiềm điệp ốc” được phục chế vào năm 1959, các cột kèo đổ bằng bê tông, bên ngoài phủ một lớp sơn giả gỗ. Là ngôi nhà chánh điện của chùa, nơi thờ phật Di Lạc có đôi tai rất lớn như để lắng nghe nỗi khổ cực của chúng sinh và có chiếc bụng to khoan dung cho những lỗi lầm của dân.
Điện Địa Tang
Nằm ở phía sau điện Đại Hùng, điện Địa Tạng cách một khoảng sân rộng với khuôn viên nhiều cây cảnh và hồ nước.
Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu
Phía cuối khuôn viên chùa là khu mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu – chủ trì nổi tiếng của chùa – người đã dành cả cuộc đời cống hiến cho những hoạt động ích đạo giúp đời. Khu mộ cũng có tòa tháp cao 7 tầng, nhưng quy mô nhỏ hơn tháp Phước Duyên.
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
- Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
- Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan