Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Cập nhật những mẫu Việt cổ phục – Áo Nhật Bình độc đáo tại Tràng An, Ninh Bình

Việt cổ phục – Áo Nhật Bình

Không chỉ giúp quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế, những mẫu Việt cổ phục, áo Nhật Bình tại Tràng An cũng đáp ứng nhu cầu thuê trang phục chụp ảnh, ghi hình của du khách khi đến tham quan KDL Tràng An và các điểm đến khác tại du lịch Ninh Bình.

 Việt cổ phục Tràng An có sẵn tại KDL Sinh thái Tràng An phục vụ du khách
 Việt cổ phục Tràng An có sẵn tại KDL Sinh thái Tràng An phục vụ du khách

Việt cổ phục tại Tràng An là những mẫu trang phục thời nhà Nguyễn phải kế đến như áo Nhật Bình, áo Tấc, áo Ngũ thân. Tất cả các trang phục trên đều được may trên chất liệu vải mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu đối với người mặc.

Áo Nhật Bình

Trong khoảng 60 năm vừa qua, áo Nhật Bình hầu như đã mất dấu tích trong đời sống người Việt. Loại áo cổ phục này không phổ biến như áo dài và rất hiếm nhìn thấy ngoài các chuyến tham quan lăng tẩm ở Huế hoặc Festival Huế tổ chức. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đã có rất nhiều cặp đôi, bạn trẻ lựa chọn trang phục này cho những dịp quan trọng của cuộc đời mình.

Việt cổ phục Tràng AN
Áo Nhật Bình tại Tràng An được may từ vải gấm hoa, in hoa văn với nhiều màu sắc như đỏ, vàng. – Việt cổ phục Tràng AN

Áo Nhật Bình – Thường phục Hoàng hậu, công chúa, hậu phi thời Nguyễn

Một trong những mẫu Việt cổ phục tại Tràng An phải kể đến chính là Áo Nhật Bình, chúng được may từ vải gấm hoa, in hoa văn với nhiều màu sắc như đỏ, vàng. Theo “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ” thì áo Nhật Bình được quy định là thường phục cho Hậu Phi, Công chúa.

Những chiếc áo tấc được may từ vải tơ, nhẹ nhàng dễ kết hợp - Việt cổ phục Tràng An
 Những chiếc áo tấc được may từ vải tơ, nhẹ nhàng dễ kết hợp – Việt cổ phục Tràng An

Bên cạnh Nhật Bình, áo Tấc cũng là một loại Việt cổ phục tại Tràng An đứng năm thân, tay thụng, cả phái nam và nữ đều mặc được. Vào thời Nguyễn, hầu hết các tầng lớp từ dân cho đến quốc chủ đều có thể lựa chọn Áo Tấc để mặc vào các dịp trang trọng.

Những chiếc áo tấc tại Tràng An được may từ vải tơ, nhẹ nhàng có thể kết hợp với quần áo tứ thân tay chẽn phía trong cũng các phụ kiện đi kèm như mấn, hài..

Không chỉ vậy, quần áo Ngũ thân tại Tràng An cũng là một trong những sự lựa chọn cho quý du khách khi ghé thăm và sử dụng khi chụp hình.

Tại Ninh Bình có nhiều địa điểm, di tích vô cùng hấp dẫn để chụp Việt cổ phục, phải kể đến như Tràng An, Bái Đính, Cố đô Hoa Lư... có không gian phù hợp, cổ kính phải không chịu tác động quá nhiều bởi các yếu tố hiện đại.
Tại Ninh Bình có nhiều địa điểm, di tích vô cùng hấp dẫn để chụp Việt cổ phục, phải kể đến như Tràng An, Bái Đính, Cố đô Hoa Lư… có không gian phù hợp, cổ kính phải không chịu tác động quá nhiều bởi các yếu tố hiện đại.

Các bộ trang phục trên có nhiều cách kết hợp, tạo nên những set đồ vừa đậm chất dân tộc cũng như không kém phần cá tính.

Hiện các mẫu Việt cổ phục trên có sẵn tại KDL Sinh thái Tràng An phục vụ du khách và hy vọng sẽ mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Giá thuê Áo Nhật Bình – Việt cổ phục tại Tràng An, Ninh Bình

STTĐồ cho thuê (đơn/combo)Giá thuê 3h
(vnđ)
Giá thuê 1 ngày
(vnđ)
Ghi chú
1Áo Nhật bình350,000450,000 
2Quần áo ngũ thân (xanh than)/ Quần áo tấc (đỏ nam & nữ)250,000350,000 
3Quần áo ngũ thân (trắng)/ Quần áo tấc loại 2 cổ200,000300,000Quần áo ngũ thân (trắng) không cho thuê riêng
4Quần áo tấc loại 1 cổ180,000280,000 
5Áo ngũ thân (trắng)100,000200,000Không cho thuê riêng
6Áo mặc lót trắng50,000
7Váy quây100,000150,000 
8Hài (đỏ, đen)50,000 
9Guốc30,000 
10Mấn buộc/ mấn nam40,000 
11Mấn vành50,000 
12Áo Nhật bình + Quần áo ngũ thân (trắng) + Váy quây + Mấn vành + Hài600,000800,000 
13Quần áo ngũ thân (xanh than)/ Quần áo tấc (đỏ nam & nữ) + Áo ngũ thân (trắng) + Mấn nam/ mấn buộc + Guốc350,000500,000 
14Quần áo tấc (loại 2 cổ) + Mấn buộc + Guốc250,000350,000 
15Quần áo tấc (loại 1 cổ) + Áo mặc lót trắng + Mấn buộc + Guốc270,000370,000 
* Giá thuê các ngày sau bằng 50% giá trị thuê ngày đầu.
* Đối với gói thuê 3h, nếu vượt quá thời gian trên 10p (tương đương 3h10′), quý khách vui lòng chi trả phí bằng chi phí của gói thuê 1 ngày.

Bộ trang phục của những dịp trọng đại, lễ Tết

Màu áo của bậc Hậu đều là màu vàng chính sắc, đôi khi là màu cam. Của Công chúa là màu đỏ chính sắc. Còn bậc Phi tần nhị giai là màu xích đào, bậc Tam giai là màu tím chính sắc và bậc Tứ giai là màu tím nhạt, bậc phi tần thấp hơn không có quy định trang phục này.
 
Màu sắc áo của các mệnh phụ quy định dựa vào phẩm cấp của chồng. Bậc Nữ quan có trang phục đơn giản hơn hẳn, gần với áo Phi Phong nguyên mẫu nhất.
 
Vào thời Gia Long và Minh Mạng, quy chế còn đủ đầy, áo Nhật Bình thường phối với một bộ Xiêm y màu tuyết bạch, đội mũ Phượng tùy thứ bậc.
 
Tuy nhiên về sau, nhất là từ thời Đồng Khánh trở đi, trang phục này thường phối với quần ống trắng và vấn khăn vành to bảng, cho thấy quy chế thời kì cuối nhìn chung ở cung đình đã tối giản hơn hẳn.
 
Sau khi thời Nguyễn kết thúc, bộ áo này trở thành bộ áo trang trọng của giới quý tộc được mặc vào một số dịp lễ và nhất là ngày cưới.
Áo Nhật Bình - Việt Cổ phục
Áo Nhật Bình

Nguồn gốc Áo Nhật Bình

Áo Nhật Bình có nguyên mẫu là dạng áo Phi Phong thời Minh, là loại áo xẻ cổ, có dạng đối khâm, cổ áo to bản tạo thành hình chữ NHẬT ở trước ngực, dưới ức có dải vải buộc hai vạt áo.

Thường phục Nhật Bình được đặt định vào năm 1807 thời vua Gia Long và được duy trì cho đến cuối thời Nguyễn… Tư liệu tranh ảnh đầu thế kỉ XX cho thấy bất kể hoàng hậu, công chúa hay cung tần đều vấn khăn vành, mặc áo Nhật Bình.

Ý nghĩa, giá trị lịch sử và văn hóa 

Xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, qua ghi chép về điển lễ và phẩm phục triều nghi các đời Lý, Trần, Lê cho đến nhà Nguyễn đều được xây dựng dựa trên cơ sở các triều đại như Hán, Đường, Tống, Minh nhưng theo lối “đại đồng tiểu dị”, vẫn mang những nét đặc sắc rất riêng của Đại Việt.

Việc phỏng theo quy chế này điều này bắt nguồn từ tâm lý tự tôndân tộc, muốn sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc. Điều này được thể hiện rõ nét hơn qua việc các vua Đại Việt đều xưng đế chứ không xưng vương. Các triều đại khi được hình thành đều đặt định phẩm phục và đặt định lễ nhạc theo văn hóa Hoa Hạ, coi mình là Trung Châu, Trung Hạ tức là trung tâm của một nền văn hóa khu biệt so với các sắc dân “man di”.

Trong xã hội ngày nay, chúng ta đang nỗ lực bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống từ những trang phục truyền thống của Việt Nam.

Rất nhiều cô dâu xứ Huế từng một lần khoác lên mình chiếc áo Nhật Bình khi vái lạy bàn thờ tổ tiên, nhưng ngày nay nhiều người đôi khi lại không biết đó là kiểu trang phục có tên rất hay và in đậm giá trị của người Việt.

Áo Nhật Bình chính là một trong những trang phục mang yếu tố để thể hiện cái riêng, mang dấu ấn đậm chất cung đình trong triều đại quân chủ cuối cùng của nước ta.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các mẫu Việt cổ phục tại Tràng An cũng như giá thuê, các bạn có thể truy cập:

Loading...