Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Khám phá chùa Thiên Hưng: “Phượng hoàng cổ trấn” thu nhỏ của Bình Định

Chùa Thiên Hưng Bình Định

Bình Định không chỉ hút hồn du khách bởi “biển xanh, cát trắng, nắng vàng” mà còn bởi đây là cố đô của vương quốc Chăm pa với những di sản tới nay còn lưu giữ được là thành Đồ Bàn và tháp Chàm nổi tiếng.

Bên cạnh đó, một trong những công trình tiêu biểu phải nhắc đến chính là chùa Thiên Hưng Quy Nhơn. Địa điểm này không chỉ hấp dẫn du khách và các phật tử không chỉ bởi yếu tố du lịch mà còn vì ý nghĩa tâm linh thiêng liêng. 

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Thiên Hưng Quy Nhơn, Bình Định, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến khám phá mảnh đất miền Trung đầy nắng gió này.

 
Chùa Thiên Hưng Bình Định
Phan Nguyên Khiêm

Chùa Thiên Hưng ở đâu?

Chùa Thiên Hưng không chỉ là một chốn tâm linh đặc biệt của người dân xứ Nẫu mà còn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở khu vực Nam Trung Bộ.

Chùa nằm bên quốc lộ 1A thuộc thị trấn Đập Đá, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định và cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Google Maps

Chùa Thiên Hưng ở đâu?
Hiếu Nguyễn

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Thiên Hưng

Chùa được xây dựng gần khu vực Đập Đá trên quốc lộ 1 nên việc di chuyển đến đây khá dễ dàng và thuận tiện.

Từ sân bay Phù Cát tới Quy Nhơn và từ Trung tâm TP đến chùa chỉ mất khoảng 30 phút, các bạn có thể đi bằng taxi hay thuê xe máy đi tới chùa rất thuận tiện cho bất kỳ ai đến để tham quan, bái phật.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Thiên Hưng
joyce_wong1168

Trụ trì chùa Thiên Hưng là ai?

Chùa Thiên Hưng hay còn có tên gọi khác là chùa Đồng Ngộ, do Đại đức Thích Đồng Ngộ làm trụ trì. Đại đức Thích Đồng Ngộ ngoài việc được người dân biết đến là người trẻ tuổi tài cao, thì bên cạnh đó, ngài còn là một người rất am hiểu phong thủy cũng như tích cực trong công việc hoằng pháp.

Thời gian mở cửa chùa Thiên Hưng

Chùa mở cửa đón khách vào 9 giờ sáng, tuy nhiên từ 11 giờ đến 15 giờ sẽ đóng cửa một số khu vực, vì vậy nếu muốn thăm hết mọi nơi thì nên đến chùa lúc mới mở cửa.

Chùa Thiên Hưng xây dựng năm nào?

Chùa mới được xây dựng gần đây và hiện tại vẫn còn đang mở rộng thêm.

Chùa Thiên Hưng – “Phượng hoàng cổ trấn” phiên bản Việt

Điều đầu tiên du khách cảm nhận khi đến chùa có lẽ là vẻ đẹp dung dị bao quanh chùa.

Hai bên con đường đi đến cổng chùa được phủ bằng cánh đồng lúa bạt ngàn, màu xanh của lúa khi còn non, vàng rộ khi chín tạo nên khung cảnh đồng quê đẹp khó cưỡng. 

Không giống với các ngôi chùa nguy nga, rực rỡ nổi tiếng khác, chùa Thiên Hưng lối kiến trúc mang theo phong cách hoài cổ. Vẻ đẹp bình dị tạo nên những chất riêng cho cả ngôi chùa.Chùa Thiên Hưng có gì đặc biệt?

Cũng như những ngôi chùa khác, chùa Thiên Hưng được xây dựng nên ngoài việc để các phật tử về cúng bái và cầu nguyện vào các dịp lễ tết, thì nơi đây cũng thu hút được số lượng lớn giới trẻ tham quan bởi cảnh quan phong phú và đa dạng.

Từng khu sẽ cho du khách một cách nhìn khác nhau về kiểu kiến trúc cũng như cảnh quan thuộc khu đó.

Chùa Thiên Hưng - "Phượng hoàng cổ trấn" phiên bản Việt
ndieulinh

Kiến trúc chùa Thiên Hưng

Kiến trúc cổ đặc sắc

Nằm trong quần thể tâm linh Linh Phong Bình Định, chùa Thiên Hưng được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của tỉnh.

Chùa Thiên Hưng có diện tích khá rộng với những gian nhà chính phụ đan xen. Các thiết kế gian nhà với mái ngói cong mang đậm nét cổ kính và uy nghiêm đậm dấu ấn của kiến trúc “Phật tự” xưa được xem là một trong những nét thu hút người du lịch nhất.

Kiến trúc chùa Thiên Hưng
Linh Sonya

Ngay khi bước đến gần chùa, cổng tam quan được thiết kế như hình lưỡi đao cong vút lên trời, cùng cánh cổng bằng gỗ nâu mộc mạc cho ta cảm giác như đang lạc vào một bức tranh cổ đại với những gam màu tĩnh lặng, trầm mặc.

Khuôn viên ngôi chùa Thiên Hưng, ngắm tòa chính điện 3 tầng sừng sững được làm hoàn toàn bằng gỗ với những cột trụ lớn vững chãi và phần mái ngói cong cong được chạm khắc hình đầu rồng như cung đình thời xưa

Tháp chuông 

Công trình tháp chuông là một điểm không thể thiếu khi nhắc đến ngôi chùa này. Tháp chuông tọa lạc trên một khu riêng biệt cùng với tượng Mười Tám vị La Hán. Chính giữa các vị La Hán có xây dựng một hồ nước phía dưới. Đây cũng là một điểm độc đáo của công trình này.

Kiến trúc chùa Thiên Hưng
Kenbo Trí

Hoa viên 

Bên cạnh các khu điện thờ, hoa viên của ngôi chùa này là sự kết hợp của bức tranh phong thủy hết sức độc đáo. Đến đây, du khách có cảm giác mình như đang lạc vào chốn bồng lai ở trần gian.

Những lưu ý khi đến chùa Thiên Hưng

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Cơm chay miễn phí sẽ được phục vụ từ 10 giờ đến 12 giờ, song nếu muốn ăn thì bạn phải báo trước với nhà bếp để được chuẩn bị.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Xem thêm:

  • Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
  • Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
  • Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Loading...