Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Khám phá chùa Cổ Thạch: Ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Bình Thuận

Chùa Cổ Thạch Bình Thuận

Chùa Cổ Thạch hay còn có tên gọi khác là chùa Hang, chùa Đá Cổ là một điểm hành hương và tham quan nổi tiếng của cộng đồng Phật Giáo khu vực Nam Trung Bộ.

Với kiến trúc độc lạ trong một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, chùa Cổ Thạch đã được công nhận là một di tích, thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Cổ Thạch Bình Thuận. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến trải nghiệm sắp tới.

Thuyết minh về Chùa Cổ Thạch Bình Thuận
luciexflowandfit

Chùa Cổ Thạch ở đâu?

Tọa lạc trên khu đồi núi đá thấp, cao chừng 60m ở cạnh vùng biển Cổ Thạch, thuộc khu du lịch Cổ Thạch, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, chùa Cổ Thạch cách TP Phan Thiết khoảng 100km ra hướng Bắc.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Cổ Thạch, Tuy Phong, Bình Thuận

Từ Phan Thiết bạn đi về phía bắc 90 km đến thị trấn Liên Hương – huyện Tuy Phong. Sau đó rẽ phải và đi tiếp 8km sẽ đến quần thể đá – hang động – bãi biển Cổ Thạch.

Tham khảo: Chùa Cổ Thạch Bình Thuận Google maps

Chùa Cổ Thạch Tuy Phong Bình Thuận
Hình ảnh chùa Cổ Thạch Bình Thuận (liluinsta)

Thuyết minh về chùa Cổ Thạch Bình Thuận

Từ những năm 1835-1836, thiền sư Bảo Tạng tìm đến Bình Thạnh đã khai lập nên chùa Cổ Thạch và trụ trì nơi đây năm năm. Sau đó, vị thiền sư giao chùa cho các đệ tử trông coi, ông tiếp tục độc hành về phía Nam của Tổ quốc và dừng chân ở miền Đông Nam bộ (Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu).

Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ vách ván, lợp lá, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo đến thời Thiệu Trị chùa được xây dựng lớn cả về không gian lẫn nghệ thuật và còn giữ hầu như nguyên vẹn đến ngày nay.

Cho đến nay, dù đã trải qua 170 năm nhưng ngôi chùa vẫn còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán Nom; liên; đối; hoành phi và nhiều tài liệu cổ quý giá. Trong số đó, Đại Hồng chung và trống sấm đã có niên đại từ đầu thế kỷ thứ 19.

Lịch sử Chùa Cổ Thạch
Hình ảnh chùa Cổ Thạch Bình Thuận  (nhaalicious)

Kiến trúc chùa Cổ Thạch

Toàn bộ ngôi chùa có diện tích 1.200m2, bao gồm: khu chánh điện, khu tam quan ngoại và các công trình phụ cảnh khác ẩn hiện trong cây rừng, lưng tựa vào triền núi, mặt hướng ra biển cả bao la… Đầu năm 1997, chùa xây dựng thêm nhiều tượng Phật Bà Quan Âm rải rác ven biển, tạo phong cảnh đẹp khi đứng trên chùa nhìn xuống.

Đường vào cổng Tam quan gồm 36 bậc thang gắn kết bằng phiến thạch. Dưới chân bậc thang là đôi rồng uốn lượn hai bên. Bên phải chiếc cầu nơi cổng là bức tượng hình hổ ngồi và đối xứng qua là tượng voi nằm với kỹ thuật tạc tạo tinh vi.

Ba phiến đá tự nhiên xếp thành hàng ngang trước khu chánh điện tạo dáng con cá kình (theo kinh của Phật gọi là con “ma kiệt”, một loài thủy quái được xem là hóa thân từ Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát để giúp đỡ ngư dân khi gặp nạn ở biển khơi).

Chùa Cổ Thạch ở đâu?
ngovietdzung

Ngôi chùa đi theo lối kiến trúc cổ xưa nên trược bày phối với nhàu màu sắc sặc sỡ rất bắt mắt. Bởi vị trí địa hình là núi đá cao nên mỗi lối đi của ngôi chùa đều có các bậc thang lên xuống thoai thoải theo sườn dốc.

Ngay phía dưới chân chùa là đại dương mênh mông tạo nên một cảnh quan sơn thủy hữu tình.

Hang động chùa Cổ Thạch

Ngôi chùa này nằm trên quần thể núi đá nên cũng có rất nhiều hang động đặc biệt. Tận dụng địa thế này, các thiền sư đã dùng chúng làm nơi thờ phụng.

Trong mỗi hang động ở chùa Cổ Thạch đều thờ một vị Phật, Bồ tát hoặc một nhà sư đã viên tịch. Ở đây, có một hang động của Tổ sư – người đã khai sơn ra ngôi chùa này, phía trọng ngoài tượng thờ Tổ sư còn có các bài vị có công lao xây dựng chùa.

Kế bên đó là hang thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề. Trong hang động này có tượng Phật 8 tay và nhiều tượng cổ khác. Còn ở hang Tam Bảo, các thiền sư dùng để thờ phụng 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau.

Chùa Cổ Thạch Bình Thuận
Hình ảnh chùa Cổ Thạch Bình Thuận  (thanhhien.aa1010)

Lễ hội chùa Cổ Thạch

Vào ngày 25/05 âm lịch hàng năm sẽ là ngày giỗ Tổ của chùa Cổ Thạch. Đây là ngày mà để tăng ni, phật tử nơi đây tưởng nhớ công ơn to lớn của vị Thiền Sư Bảo Tạng – người có công lao to lớn trong việc xây dựng chùa ngày ấy.

bien co thach binh thuan 08
Ngô Thanh Hải

Những lưu ý khi tham quan chùa Cổ Thạch

  • Trang phục kín đáo, thoải mái và đeo giày thể thao để tiện đi lại.
  • Đi lại tham quan nên hạn chế nắm tay, khoác vai…, sử dụng ngôn ngữ phù hợp và giữ gìn vệ sinh chung.
  • Chỉ nên sử dụng nước lọc và đồ ăn chay trong chùa.

Review chùa Cổ Thạch của du khách

Nơi hội tụ quần thể tâm linh , chùa trên đồi không cao lắm, kiến trúc rất Cổ lại kết hợp với những phiến đá to lớn tạo hình rất hùng vĩ . Nghe lâu giờ mới có dịp ghé thăm .

Chùa Cổ Thạch nằm ở Tuy Phong, Bình Thuận, hướng ra biển, đây là một ngôi chùa có bề dày lịch sử hơn 100 năm, với nhìu lưu vật khá cổ kính. Khi tới đây các bạn sẽ đi qua một khu vực trồng cây (đa phần là cây ăn trái) và các hộ dân sống xung quanh. Chùa khá lớn, bao quanh là rừng cây, núi đá và biển nên rất mát mẻ, tới đây cảm giác rất yên bình và thoải mái. Các bạn có thể đi theo các lối cầu thang để tham quan xung quanh chùa và ra được bục đá sau chùa, mình đã ra đây và cảnh vật xung quanh rất đẹp!

Cổ Thạch tự có nghĩa là “chùa đá xưa”, còn có tên gọi mộc mạc dân dã là chùa Hang – một trong những danh thắng nổi tiếng ở phía Bắc tỉnh Bình Thuận và khu vực miền Nam.

Đẹp, nhiều chùa và linh thiên, có cả bãi biển, nhà nghỉ, khách sạn dành cho ai muốn ở lại qua đêm, vừa đi chùa vừa du lịch.

Là ngôi chùa khá nổi tiếng và nằm ngay cạnh biển. Đông đảo đủ khách đến đây thăm quan và cầu xin lộc mấy mắn trong năm. Phía ngoài đông đúc người họp chợ bán đồ khô với giá cả phải chăng và ngon tươi. Chợ hải sản đêm

Xem thêm:

_

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan