Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Lịch nghỉ Tết 2021 – Khu du lịch sinh thái Tràng An

Lịch nghỉ tết Tràng An
Lịch nghỉ tết Tràng An
 
Tràng An dừng bán vé nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trong 4 ngày:
– Từ 9/2/2021 đến hết ngày 12/2/2021 (tức 28/12 năm Canh Tý 2020 đến hết ngày 1/1/2021 năm Tân Sửu)
– Từ 13/2/2021 Tràng An mở cửa từ 7h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần
– Thay đổi chi tiết về thời gian bán vé vui lòng theo dõi trên 2 kênh chính thống duy nhất của Tràng An
?© Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Tết âm lịch năm 2021 là gì?

Tết âm lịch năm 2021 hay còn goi là Tết Nguyên đán 2021, Tết Nguyên đán Tân Sửu, Tết Ta, Tết Việt Nam, Tết Âm… đều là những tên gọi của ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết ông Công ông Táo – Tết Táo Quân (23 tháng Chạp âm lịch) và Tất Niên (30 tháng Chạp âm lịch).

Việt Nam thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau. Trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. Nguyên nghĩa của Tết chính là “Tiết“.

Nguyên: có nghĩa là Khởi Đầu
Đán : có nghĩa là Trọn Vẹn
Nguyên Đán: có nghĩa là sự Khởi Đầu Trọn Vẹn.

Tết 2021 vào ngày nào?

Tết 2021 vào ngày nào? Mùng 1 Tết 2021 là ngày mấy dương lịch? Tết năm 2021 vào ngày nào? Tết Nguyên đán 2021 vào ngày nào dương lịch? Tết âm lich năm 2021 vào ngày nào? hay Tết còn bao nhiêu ngày… Nếu các bạn đang có những câu hỏi dạng này thì chắc chắn Tết đến nơi rồi đấy, bởi đây là những câu hỏi thường xuất hiện trước Tết âm lịch khoảng 1 tháng thôi.

Tết tính theo Âm lịch nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà rơi vào giữa những ngày này.

Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Do đó: Mùng 1 Tết Nguyên đán 2021 là ngày 12 tháng 2 năm 2021 Dương lịch. (Thứ 6 ngày 12/2/2021)

Tết Nguyên đán 2021 được nghỉ mấy ngày?

Tùy vào công việc và các vị trí khác nhau tại các công sở quốc doanh hay tư nhân sẽ có lịch nghỉ Tết 2021 riêng biệt.

Sự tích bánh Chưng

Bánh Chưng đã không còn quá xa lạ với mỗi người dân Việt mỗi khi ngày Tết Nguyên đán cận kề. Dù cho bánh Chưng có thể xuất hiện trong những ngày thường, là những món quà ăn sáng, ăn vặt của học sinh, sinh viên nhưng bánh Chưng Tết vẫn có một sự thiêng liêng nhất định.

Sự tích bánh Chưng ngày Tết

Ngày xưa, sau khi đánh dẹp giặc Ân, Vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua Hùng họp các hoàng tử, và nói rằng: “Ai tìm được thức ăn ngon để bày cỗ có ý nghĩa, ta sẽ truyền ngôi cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng được truyền ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Lang Liêu, tính tình hiền hậu nhưng vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ dẫn, nên ông lo lắng không biết tìm đâu ra đồ ăn hợp ý vua cha.

Đến một hôm, Lang Liêu được Thần báo mộng: “Này con, vật trong Trời Đất không gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”.

Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ, liền làm theo lời Thần dặn. Lang Liêu chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dàỵ. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đâu đâu cũng là sơn hào hải vị. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có bánh Chưng và bánh Dày. Vua Hùng Vương lấy làm lạ liền hỏi nguyên do.

Lang Liêu bèn mang chuyện Thần báo mộng để giải thích ý nghĩa của bánh Chưng – bánh Dày. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, nên truyền ngôi cho Lang Liêu.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dày để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Như vậy bánh Chưng trong ngày Tết có ý nghĩa rất thiêng liêng với dân tộc Việt. Nó biểu chưng cho truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn, lòng hiếu tháo với cha mẹ và tục thờ thần Trời Đất đã che trở con người. Đồng thời, hương vị bánh Chưng cũng là dấu ấn ẩm thực, thay lời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước.

Gói bánh chưng xanh ngày Tết

Bánh Chưng xanh vốn mang ý nghĩa thiêng liêng của đất trời nên cách gói bánh Chưng xanh ngày Tết cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng của người làm.

  • Gạo nếp: loại hạt dài, chắc mẩy, to đều và thơm mới.
  • Đậu xanh: tách vỏ, màu vàng óng.
  • Thịt heo: có cả nạc và mỡ.
  • Lá dong: có màu xanh mướt, bản to và đều nhau.
  • Ngoài ra còn có hạt tiêu thơm hảo hạng

Gói bánh Chưng tuy không quá khó, song người gói bánh Chưng phải đặt sự chân trọng những sản vật của quê hương vào mỗi chiếc bánh.

Bánh Chưng cần được buộc bằng lạt kỹ lưỡng để nước không ngấm vào trong nhưng không quá chặt vì gạo nếp vẫn còn nở khi luộc. Sau khi gói xong, bánh phải luộc ngay mới giữ được màu xanh nguyên.

Thời gian nấu bánh có thể hơn 10 tiếng đồng hồ. Cũng chính vì thế hình ảnh cả nhà quây quần trông nồi bánh trong ngày Tết đã kèm theo dư vị yêu thương, tình cảm thuận hòa trong mỗi chiếc bánh.

Khi vớt ra, bánh có màu sắc xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo ngọt của nếp, vị thơm của đậu xanh, béo ngậy của thịt lợn, tất cả hòa quyện thành một món ăn vừa thơm ngon, vừa độc đáo. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với nước mắm thật ngon, thêm củ hành muối, củ cải dầm hay dưa góp sẽ càng đậm đà, khó quên.

Bánh Chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh Chưng làm quà Tết biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.

Cuộc sống dù có bộn bề,nhiều lo toan, xã hội có phát triển với đủ của ngon vật lạ nhưng 1 chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có. Trên bàn thờ gia tiên, ngoài bánh Chưng xanh bên dưa hấu đỏ còn có mâm ngũ quả cùng mâm cỗ mang đặc trưng ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Loading...