Đặt tour, đặt phòng, mua vé máy bay, show diễn, sim quốc tế, homestay

Hộ chiếu vaccine Covid 19 – “Phao cứu sinh” cho ngành du lịch?

Hộ chiếu vaccine là gì? Hộ chiếu Vắc Xin là gì?

Hộ chiếu vaccine hay hộ chiếu vắc xin là khái niệm về một loại “hộ chiếu” tồn tại dưới dạng tài liệu kỹ thuật số được sử dụng trong giai đoạn cả thế giới đang gồng mình chống lại đại dịch Covid-19. Hộ chiếu vaccine nhằm chứng minh tình hình sức khỏe (đã tiêm chủng vaccine phòng Covid-19) của công dân ở một quốc gia nào đó. Tài liệu này được lưu trữ trên điện thoại hoặc ví kỹ thuật số, dữ liệu hiển thị dưới dạng mã QR.

Hộ chiếu Vaccine Covid 19
Hộ chiếu Vaccine Covid 19 (Ảnh minh họa)

Cụ thể, hộ chiếu vắc xin sẽ chứng nhận các trường hợp công dân đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Tiêm vaccine được coi là “tấm lá chắn” trước sự tấn công của SARS-CoV-2. Khi có tấm hộ chiếu này, công dân đó có thể di chuyển tới nước khác nếu được chấp nhận.

Thông tin ban đầu cho biết, hộ chiếu vaccine có thể được thiết kế gần giống với hộ chiếu thông thường nhưng có một sự thay đổi nhỏ là có thêm thông tin về tình hình sức khỏe, thời gian tiêm vaccine, loại vaccine… Đây gần như một dạng thẻ chứng nhận tiêm chủng hoặc chứng nhận đã miễn dịch với COVID-19.

Nhiều người hy vọng rằng, “hộ chiếu vaccine” là một giải pháp để Việt Nam và các nước trên thế giới sống chung với đại dịch, trở thành phao cứu sinh cho nền du lịch đang bị “đóng băng” hơn 1 năm qua do dịch COVID-19.

Chứng nhận y tế số xanh

Chứng nhận y tế số xanh (DGC) là tấm hộ chiếu vaccine COVID 19 của khối các quốc gia châu ÂU- EU.

Theo Ủy ban châu Âu, Chứng nhận y tế số xanh sẽ được cấp miễn phí, thể hiện bằng hai ngôn ngữ gồm ngôn ngữ chính thức của quốc gia thành viên phát hành và tiếng Anh, có tính tương tác, an toàn, không mang tính phân biệt đối xử và có sẵn ở định dạng kỹ thuật số và giấy, và đều tích hợp mã QR.

Mẫu hộ chiếu vaccine DGC được Ủy ban châu Âu đề xuất (Ảnh: EURONEWS)
Mẫu hộ chiếu vaccine DGC được Ủy ban châu Âu đề xuất (Ảnh: EURONEWS)

DGC sẽ gồm ba chứng nhận riêng biệt:

Chứng nhận tiêm chủng, ghi rõ nhãn hiệu vaccine đã sử dụng, dữ liệu, nơi tiêm chủng và số liều đã tiêm.

Chứng nhận xét nghiệm âm tính (xét nghiệm NAAT/RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh). Các kết quả tự xét nghiệm sẽ bị loại trừ trong thời gian này.

Giấy chứng nhận y tế cho những người đã khỏi bệnh Covid-19 trong 180 ngày qua.

Mặc dù tấm hộ chiếu vaccine của EU sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển xuyên biên giới để làm việc và du lịch nhưng những người có hộ chiếu vaccine này vẫn phải tuân thủ các hạn chế về y tế cộng đồng tại nước sở tại.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu cũng nhấn mạnh: “Nếu một quốc gia thành viên tiếp tục yêu cầu những người có DGC thực hiện cách ly hoặc làm xét nghiệm, quốc gia đó phải thông báo cho Ủy ban và tất cả các quốc gia thành viên khác và giải thích lý do cho các biện pháp đó”.

Với Chứng nhận sức khỏe số xanh mà EU đề xuất, cùng với các biện pháp vệ sinh và sức khỏe nâng cao và việc đeo khẩu trang bắt buộc, sẽ mang lại sự yên tâm cho du khách khi đặt các chuyến đi và bảo đảm cho du lịch quốc tế trở lại an toàn

Lợi ích của loại hộ chiếu vắc xin này?

Một người sau khi được tiêm vaccine và được cấp hộ chiếu vaccine Covid 19, nếu thực sự có miễn dịch thì khi sang nước khác không bị lây bệnh và cũng không làm lây truyền bệnh cho người khác. Như vậy sẽ giải tỏa được khó khăn cho ngành du lịch, hàng không, vận tải… nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.

Hộ chiếu Vaccine
Hộ chiếu Vaccine (Ảnh minh họa)

Những rủi ro của hộ chiếu vaccine?

Trên báo Lao Động, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng cho rằng, khi nghiên cứu áp dụng “hộ chiếu vaccine” cũng cần phải lưu ý đến các rủi ro.

Rủi ro đầu tiên là về tính hiệu quả của mỗi loại vaccine. Trước đây, để một loại vaccine được nghiên cứu thành công, thử nghiệm và đưa vào sử dụng sẽ phải mất tới 4-5 năm, thậm chí là 10 năm. Trong khi đó vaccine COVID-19 được nghiên cứu, cấp phép trong điều kiện khẩn cấp, chỉ chưa đây 1 năm sau khi virus này được phát hiện và lan rộng trên toàn thế giới.

Có một số vấn đề chúng ta chưa biết hết được như: các vaccine khác nhau, hiệu lực bảo vệ khác nhau. Có vaccine chưa biết được giảm lây nhiễm như thế nào mà chỉ giảm mức độ nặng của bệnh, giảm triệu chứng; cũng chưa biết kháng thể bảo vệ tồn tại trong cơ thể bao lâu.

Thêm nữa, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi nên phải đặt vấn đề liệu vaccine có thể không hiệu quả hoặc ít hiệu quả với các biến chủng mới. Bên cạnh đó, không loại trừ trường hợp có “hộ chiếu vaccine giả”.

Tại Việt Nam, dù tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 chưa được như nhiều nước nhưng chúng ta đang áp dụng các biện pháp chống dịch hiệu quả. Vì thế, dù tiêm vaccine vẫn cần áp dụng tốt các biện pháp dự phòng dịch, cụ thể là áp dụng 5K theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Cách làm hộ chiếu vaccine?

Trên thế giới, nhiều của gia đã triển khai hộ chiếu vaccine cho những người có công việc thực sự cần thiết, chủ yếu là công vụ, các công việc liên quan đến quốc gia…

Tại Việt Nam, đến ngày 19/3/2021, hộ chiếu vaccine đang được thảo luận, nghiên cứu từ đó đưa ra những chính sách phù hợp cho từng thời điểm. Do đó chưa có thông tin về cách làm hộ chiếu vaccine tại Việt Nam.

Phao cứu sinh cho ngành du lịch?
Hộ chiếu Vaccine sẽ là phao cứu sinh cho ngành du lịch?(Ảnh minh họa)

Việt Nam sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật

Tại cuộc họp sáng 19/3, Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đã lưu ý rằng, hệ thống kỹ thuật phải tính đến những trường hợp phức tạp nhất, sẵn sàng để triển khai ngay sau khi có chính sách cụ thể về “hộ chiếu vaccine” để xác nhận thông tin của những người nhập cảnh, như: điều kiện cho phép nhập cảnh; loại vaccine hợp lệ; công dân từ các khu vực nào sẽ được nhập cảnh; thông tin cần khai báo…

Với người dân trong nước, thông tin tiêm chủng sẽ được tích hợp vào hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử, liên thông với cơ sở dữ liệu công dân.

Việc này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong tiêm chủng, mà còn giúp kiểm soát việc đi lại, di chuyển trong tình hình có dịch sau này một cách thống nhất, thuận lợi.

Khi đi tiêm chủng, người dân sẽ phải tải ứng dụng hồ sơ điện tử, khai báo lại thông tin cần thiết. Từ đó, cơ sở y tế sẽ chỉ cần quét mã QR-code để kiểm soát thay vì thực hiện thao tác trên giấy. Sau đó, người dân được khám sàng lọc, tiêm, theo dõi sau tiêm….

Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, người dân được cấp chứng nhận và mã QR-Code để xác nhận. Nhân viên y tế có thể cập nhật kết quả tiêm chủng này. Cơ quan quản lý nắm bắt thông tin số liệu nhằm phục vụ việc triển khai chương trình tiêm vaccine, và được cung cấp công cụ giám sát các vấn đề liên quan.

Ngành du lịch đóng băng hơn 1 năm qua vì covid 19
(Ảnh: CNN)

Một số nước đã phát hành hộ chiếu vaccine Covid-19, như Trung Quốc. Thái Lan cũng đã công bố kế hoạch cấp hộ chiếu vaccine và giảm thời gian cách ly bắt buộc những người đã tiêm chủng.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi thận trọng với các loại hộ chiếu y tế, yêu cầu các nhà chức trách và nhà điều hành du lịch không coi bằng chứng về việc tiêm chủng là điều kiện để du lịch quốc tế.Lý do được đưa ra là vì hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa lây truyền chưa rõ ràng và nguồn cung cấp vaccine toàn cầu còn hạn chế.

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Loading...